Luật Bạch Long
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Luật Bạch Long

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Các trường hợp nào không được nhận trợ cấp thôi việc?

bởi Long Xuân Thi 20 Tháng Bảy, 202020 Tháng Bảy, 2020

Theo quy định của pháp luật lao động thì khi nghỉ việc thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc do công ty chi trả, vậy có phải trong mọi trường hợp đều được trả khoản tiền này không?

Về vấn đề này, Công ty luật TNHH Bạch Long đưa ra những quan điểm như sau:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật lao động 2012

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì trợ cấp thất nghiệp được công ty trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Từ quy định trên có thể rút ra các trường hợp sau sẽ không được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp:

1. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu:

Về độ tuổi nghỉ hưu: đối với nam là đủ 60 tuổi và đối với nữ là đủ 55 tuổi.

Về thời gian đóng bảo hiễm xã hội: có thời gian đóng bảo hiểm đủ 20 năm trở lên.

2. Người lao động bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật: sa thải

Căn cứ áp dụng sa thải:

a. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

b. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

c. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động…”

Theo quy định tại điều 37 Bộ luật lao động thì để đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật người lao động cần lưu ý:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Nguời lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật khi thuộc các trường hợp sau khi không thực hiện đúng quy định tại điều 37 nêu trên.

4. Người lao động có thời gian làm việc thực tế bằng với thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp này mặc dù người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp, nhưng lại tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ thời gian làm việc thì cũng sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc. Bởi lẽ, trợ cấp thôi việc được trả cho quãng thời gian người lao động làm việc thực tế nhưng lại không tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Nếu thời gian làm việc thực tế bằng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, suy ra trợ cấp thất nghiệp bằng không.

Trên đây là một số quan điểm của Chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Luật sư Long Xuân Thi

+84 – 097866929

Email: Luatbachlong@gmail.com

1
Facebook
Tin trước
Tranh chấp đất đai trong diện quy hoạch?
Tin tiếp
Mức phạt khi ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Bài viết liên quan

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ...

Các trường hợp được đình công theo quy...

Phân biệt hợp đồng lao động không thời...

Giấy phép lao động theo quy định của...

03 việc không được làm với NLĐ khi...

Nghỉ làm việc ngày lễ tết được hưởng...

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và...

Doanh nghiệp có bắt buộc phải ký kết...

Giao kết hợp đồng với người lao động...

Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Công chứng giao dịch
  • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
  • Đất đai – Nhà ở
  • Đấu giá tài sản
  • Giấy Phép
  • Hôn nhân – Gia đình
  • Hợp đồng – Giao dịch
  • Lao động
  • Lập vi bằng
  • Lĩnh vực khác
  • Pháp luật dân sự
  • Pháp luật Hành chính
  • Pháp luật Hình sự
  • Sở hữu trí tuệ
  • Tin pháp luật
  • Tố tụng tại toà

BÀI VIẾT MỚI

  • Thẻ Doanh nhân APEC là gì?

    7 Tháng Mười Hai, 2023
  • THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2025

    20 Tháng Một, 2025
  • Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?

    8 Tháng Tư, 2022
  • Kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Công ty Luật TNHH Bạch Long

    21 Tháng Ba, 2022
  • Phụ cấp Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố năm 2022

    23 Tháng Hai, 2022

GIỚI THIỆU

Công ty Luật trách nhệm hữu hạn Bạch Long là đơn vị hàng đầu trong lĩnhvực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH BẠCH LONG

Địa chỉ: Số 10 Ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: luatbachlong@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0975.866.929 – 0975.224.974

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Bạch Long Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật Bạch Long

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS