Thuật ngữ “hôn nhân thực tế” không phải thuận ngữ pháp lý, nhưng ngày này nay nó được sử dụng dùng để chỉ trường hợp nam nữ sống chung với nhau (cùng sinh hoạt, cùng tạo lập tài sản, cùng có con chung….) nhưng được pháp luật bảo vệ. Bất cập thuật ngữ này ở chỗ: cùng tình huống nam nữ sống chung với nhau nhưng ở thời kỳ khác nhau lại được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận, bảo vệ hay không bảo vệ, nếu bảo vệ thì nó được nhiều người gọi là hôn nhân thực tế, còn không thừa nhận lại không được gọi là hôn nhân thực tế!!
Đọc thêm: Pháp luật có công nhận Hôn nhân đồng giới không?
Tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hô nhân

Nguồn: Internet
Kết hôn là một sự kiện pháp lý xác lập quan hệ giữa vợ và chồng. Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn (kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì mới đươc coi là vợ chồng, nhưng thực tế do từ yếu tố lịch sử , Văn hóa… mà có trường hợp nam, nữ không đăng ký kết hôn nhưng pháp luật “gián tiếp” công nhận, để bảo đảm những quyền và lợi ích của hai bên- đó là trường hợp nam nữ sống chung từ trước ngày 03/01/1987 (ngày luật Hôn nhân Gia đình năm 1986 có hiệu lực). Còn sống chung với nhau từ ngày 03/01/1987 đến nay nếu không đăng ký kết hôn thì không còn được công nhận là Hôn nhân thực tế (Điểm 3b,c Nghi quyết số 35/2000/NQ-QH10 Nghị quyết về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình).
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Bạch Long. Nếu bạn vẫn đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp.
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!