Luật doanh nghiệp 2020 đã loại bỏ quy định về việc công ty bắt buộc phải có dấu và trao quyền cho công ty vấn đề này. Do văn hóa và chút truyền thống nên quy định này đã tạo ra không ít sự bỡ ngỡ, “hụt hấng” và tạo nên “sự không an toàn” đối với công ty, đối tác, ngân hàng…

ảnh minh họa: Internet
Đọc thêm: Thành lập công ty TNHH 1 Thành viên
Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Con dấu của Doanh nghiệp đã có thời kỳ được ví như tài sản của doanh nghiệp, ai quản lý con dấu thì mang tính “quyết định” đối với Doanh nghiệp, Như vậy có thể thấy chúng ta đã từng quan niện con Dấu quan trọng hơn chữ ký của người có có thẩm quyền (ví dụ Người đại diện theo pháp luật), đã từng có quan điểm việc bỏ quy định Nhà nước quản lý, giám sát con dấu sẽ để lại nhiều hậu quả nhưng theo quan điểm của Luật Bạch Long việc giao quyền quản lý và tự chịu trách nhiệm cho Doanh nghiệp (Doanh nghiệp quyết định có sử dụng con dấu hay không) là phù hợp với thông lệ của quốc tế (theo dự thảo trình Luật Doanh nghiệp năm 2014), Chúng ta nên chú trọng đến chữ ký hơn là con dấu. Thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhiều Hợp đồng không đóng dấu của một bên nhưng tòa vẫn khẳng định Hợp đồng đó có giá trị. Mặt khác, chúng ta thấy, ngoài văn bản truyền thống “bằng giấy” thì giờ đây rất nhiều văn bản được thể hiện qua điện tử (bằng chứng chúng ta đã có Luật Giao dịch điên tử 2005) thì không thể có dấu mộc đống trên đó được! trong trường hợp này, giao dịch đó khôn có giá trị pháp lý!
- Quá trình tồn tại dấu của Doanh nghiệp?
– Trước ngày 01/07/2015 (thời điểm điểm Luật Doanh nghiệp 2015 có hiệu lực) Dấu của doanh nghiệp, dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện do Cơ quan Công an Cấp và Quản lý.
– Từ ngày 01/07/2015 đến ngày trước ngày 01/01/2021 (ngày luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực) Dấu của doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện do Doanh nghiệp quản lý, quyết định số lượng, hình thức của con dấu. về nguyên tắc không cần phải có nhưng trước khi sử dụng dấu doanh nghiệp phải Thông báo lên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia về Doanh nghiệp.
– Từ ngày 01/01/2021 (ngày Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực), Pháp luật đã bỏ thủ tục thông báo trước khi sử dụng. Như vậy, Doanh nghiệp toàn quyền quyết định sử dụng con dấu mà không không có cơ quan nào giám sát quản lý.
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp 1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. 3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
- Làm sao để an toàn trong giao dịch?
Như đã đề cập, con dấu thực chất là mang tính chất hình thức trong giao dịch, do vậy khi giao dịch chỉ cần trú trọng nhiều nhất về chữ ký của người có thẩm quyền
Để chắc chắn về việc có hiệu lực của giao dịch: chúng ta nên yêu cầu đối tác cung cấp Điều lệ, bởi “Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty” và thường đối với hầu hết Điều lệ hiện nay thì không quy định hoặc có quy định nhưng không thể hiện rõ ràng thì có thể yêu cầu đối tác cung cấp Quy chế của doanh nghiệp có quy định về vấn đề này. Khi thành lập công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Luật Bạch Long, chúng tôi luôn xây dựng quy chế về việc sử dụng dấu và gửi kèm cho doanh nghiệp.
- Mở tài khoản ngân hàng, phía ngân hàng đòi hỏi đăng ký mẫu dấu/ Giấy chứng nhận mẫu dấu phải làm sao?
Như đã đề cập ở trên, hiện nay công ty không được cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do cơ quan công an cấp/ mẫu dấu không tra được trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia thì Công ty giải thích rằng (quy định ở trên) và cho cung cấp cho họ Điều lệ công ty hoặc Quy chế của doanh nghiệp.

ảnh Minh họa, nguồn internet
- : Địa điểm kinh doanh có được sử dụng dấu riêng không?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Dấu do doanh nghiệp quyết định, cơ quan nhà nước không quản lý. Do vậy Đại điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có quyền sử dụng dấu (Quy định trước đây chỉ Doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện có dấu)
- Quy chế sử dụng dấu có những nội dung nào?
Hiện nay, chưa có quy định nội dung của quy chế của doanh nghiệp về sử dụng dấu phải gồm những nội dung gì, Nhưng về cơ thì cần phải có nội dung (i) chủ thể có thẩm quyền ban hành quy chế; (ii) Nội dung của con dẫu, hình thức, số lượng và nên thể hiện luôn mẫu con dấu; (iii) quy chế sử dụng, quản lý con dấu…
Khi thành lập công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Luật Bạch Long, chúng tôi luôn xây dựng quy chế gửi kèm cho doanh nghiệp (miễn phí); trong trường hợp chưa sử dụng dịch vụ của chúng tôi, để có công ty phải trả phí.
Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!