Người tâm thần rất cần một người giám hộ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc xác định người giám hộ là rất cần thiết để căn cứ vào đó xác lập quyền và nghĩa vụ cho họ để thực hiện công việc giám hộ đối với người được giám hộ. Vậy người giám hộ đương nhiên gồm những ai? Trình tự thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định pháp luật như thế nào? Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin làm rõ các quy định về người giám hộ đương nhiên và trình tự, thủ tục đăng ký giám hộ cho người bị bệnh tâm thần.
Xem thêm:
- Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản?
- Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
- Hồi chuông cảnh báo về việc quản lý người bị tâm thần phạm tội?
1. Đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định người này mất năng lực hành vi dân sự
Để chứng minh một người bị bệnh tâm thần cần có giám định pháp y về việc người đó bị mất khả năng nhận thức (Việc này có thể giám định tại Viện pháp y tâm thần trung ương…).
Sau đó đề nghị Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự, theo khoản 1 Điều 22, Bộ Luật Dân sự năm 2015:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
…..”

Nguoi giam ho duong nhien cua nguoi bi tam than
Sau khi Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên sẽ là người được giám hộ. Người giám hộ đương nhiên trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”
2. Đăng ký người giám hộ
Trình tự thủ tục đăng ký giám hộ được quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014:
“Điều 21. Đăng ký giám hộ đương nhiên
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.”
Theo quy định trên thì việc yêu cầu giám hộ đương nhiên gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai giám hộ theo mẫu
– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ chồng…)
– Quyết định của Tòa về việc quyết định người giám hộ.
– Chứng minh thư và sổ hộ khẩu của người yêu cầu giám hộ
3. Thẩm quyền đăng ký giám hộ
Căn cứ Điều 19 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký giám hộ như sau:
“Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.”
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!