Để đảm bảo thực thi nguyên tắc tranh tụng trong suốt quá trình tố tụng đường sự người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho tòa án, đồng thời có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp.
Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, đặc biệt là quyền tranh tụng.
Theo Điều 210 BLTTDS 2015, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ giữa các bên đường sự. Khi tiến hành phiên họp này phải đảm bảo sự có mặt của các bên đường sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt vắng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành các phiên họp và việc tiến hành phiên họp không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt. Nếu các đường sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên họp.
Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin làm rõ hơn các quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.
ĐỌC THÊM: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
Dựa vào số thẻ CCCD gắn chíp biết ngay 03 thông tin của 01 công dân
Chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử
Bộ luật TTDS 2015 được ban hành mang lại nhiều sự thay đổi lớn trong tư duy và cách xây dựng pháp luật trong tố tụng dân sự ở Việt Nam và vẫn kế thừa những quy định về thủ tục hòa giải nhưng đã phát triển thành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải về thông báo, thành phần, trình tự và biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ theo BLTTDS 2015 được tiến hành cùng với phiên hòa giải. Các quy định của pháp luật hiện hành về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải được quy định tại chương XIII, từ Điều 208 đến Điều 211 BLTTDS 2015 gồm có các thủ tục, thông báo, thành phần, trình tự, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.
Theo quy định của BLTTDS 2015 thì phiên họp này được quy định là một trong quy trình chuẩn bị xét xử tại Điểm g Khoản 1 Điều 203 và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Khoản 7 Điều 48 BLTTDS) trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi các bên không hòa giải được thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử, đây có thể coi là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án.
Vì vậy trước khi tiến hành mở phiên họp kiểm tra và phiên hòa giải, Thẩm phán cần phải hoàn tất các nhiệm vụ của mình để làm sáng tỏ nội dung vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải là bắt buộc tuy nhiên trong một số trường hợp Thẩm phán không tiến hành mở phiên hòa giải đối với những yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội (Điều 206 BLTTDS).
Hoặc những vụ án không tiến hành hòa giải được do: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải (Điều 207 BLTTDS). Phiên hòa giải giữa các đương sự có thể sẽ không được diễn ra nhưng phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải được Thẩm phán tổ chức.