Việc khám và cung cấp giấy khám sức khỏe phải tuân thủ các trình tự, thủ tục được quy định trong Thông tư 14/2013/TT – BYT về hướng dẫn khám sức khỏe.
Việc không tuân thủ hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả.
Trong bài viết này, Luật Bạch Long sẽ tổng hợp các nội dung liên quan tới việc xử lý hành vi mua bán giấy khám sức khỏe giả này.
Đọc thêm: Vật nuôi gây tổn hại sức khỏe người khác/làm chết người, chủ nuôi có bị xử lý Hình sự?
Đọc thêm: Hồi chuông cảnh báo về việc quản lý người bị tâm thần phạm tội?
Đọc thêm: Có được thuê người mang thai hộ?
Tùy theo tính chất, mức độ mà người thực hiện hành vi bán giấy giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Thứ nhất, người mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe….”
Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh, hoặc cá nhân nào cung cấp (bán) giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, thì có thể bị phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đồng.

Mua bán giấy khám sức khỏe giả phải chịu trách nhiệm Hình sự. Ảnh minh họa
Thứ hai, người mua bán giấy khám sức khỏe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Theo quy định nêu trên, bất kể vai trò là gì trong quan hệ mua bán giấy khám sức khỏe giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.