Như ở kỳ trước chúng ta đã cùng tìm hiểu và có cái nhìn khái quát chung về nuôi con nuôi là gì và điều kiện để nuôi con nuôi hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Nếu bạn chưa hiểu khái quát về nuôi con nuôi thì có thể tham khảo phần 1 ở đây: Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp (P1). Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ làm rõ phần thủ tục để mọi người có thể nhận con nuôi một cách hợp pháp và sau đó tại Phần 3 Luật Bạch Long sẽ gửi tới các bạn một số phân tích bình luận về những quy định về việc “nhận nuôi con nuôi”.
ĐỌC THÊM:
Thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh
Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp (P1)
Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài.
Đầu tiên người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. Chi tiết hồ sơ được quy định tại Điều 17 và đối với người được giới thiệu làm con nuôi trong nước thì là ở Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Tiếp đó Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày(Điều 20), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Cuối cùng khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người liên quan. Giấy chứng nhận nuôi con được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về thủ tục để mọi người có thể nhận con nuôi một cách hợp pháp, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!