Nhiều người có nhu cầu muốn kinh doanh thường đầu tư vào chứng khoán, trong đó phổ biến là việc mua bán trái phiếu (TP) . Trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ TP là gì và những quy định pháp luật liên quan đến đối tượng này. Cùng Luật Bạch Long làm rõ khái niệm Trái phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu trong bài viết dưới đây
Xem thêm:
Trái phiếu là gì?
TP là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu TP đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của TP), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Khai niem, dac diem của trai phieu
Đặc điểm của TP
– Người phát hành TP có thể là doanh nghiệp (gọi là TP doanh nghiệp) hay một tổ chức của chính quyền công như: Kho bạc nhà nước (gọi là TP kho bạc) hoặc chính quyền (gọi là công trái hoặc TP chính phủ).
– Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái. Trên TP có thể ghi tên trái chủ gọi là TP ghi danh hoặc không được ghi tên thì gọi là TP vô danh.
– Người cho nhà phát hành TP vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay.
– TP đem lại nguồn thu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
– Bản chất TP là chứng khoán nợ, do đó trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ phần của công ty trước hết phải được thanh toán cho những người nắm giữ TP trước như một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ TP, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.
Phân loại trái phiếu
Việc phân loại TP sẽ theo các tiêu chí khác nhau như: Người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất TP.
Phân loại theo người phát hành
Trái phiếu của Chính phủ: Đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, Chính phủ phát hành TP để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, TP Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những TP do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. TP doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.
Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các tổ chức này có thể phát hành TP để tăng thêm vốn hoạt động.
Phân loại lợi tức trái phiếu
Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại TP mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại TP mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại TP mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi TP đó đáo hạn.
Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Trái phiếu bảo đảm: Là loại TP mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. TP bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
+ TP có tài sản cầm cố: Là loại TP bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các TP phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
+ TP bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại TP được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
Trái phiếu không bảo đảm: Là loại TP phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu
Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh: Là loại TP có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.
Phân loại dựa vào tính chất TP
Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại TP của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua TP.
Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại TP có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại: Là loại TP cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi TP đến hạn thanh toán.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!