
Ảnh minh họa, Nguồn Internet
Bổ sung ngành nghề liên quan đến vận tải bằng ô tô
Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Mã ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính…được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
262 – 2620 – 26200: Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính
Nhóm này gồm:
Sản xuất hoặc lắp ráp các máy tính điện tử như màn hình, máy tính để bàn, máy chủ, máy xách tay; các thiết bị ngoại vi máy tính như thiết bị lưu trữ và thiết bị ra/vào (máy in, màn hình, bàn phím). Có thể là máy tính tỷ biến, máy tính kỹ thuật số hoặc lai. Máy tính kỹ thuật số, loại điển hình nhất là các thiết bị có thể thực hiện các công việc sau: (1) lưu các chương trình xử lý hoặc các chương trình và số liệu cần ngay cho việc thực hiện một chương trình; (2) có thể độc lập được đặt chương trình phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng; (3) thực hiện các tính toán do người sử dụng yêu cầu; và (4) thực hiện mà không cần có sự can thiệp của con người một chương trình xử lý yêu cầu máy tính thay đổi các thao tác của nó theo các quyết định logic trong khi chạy. Máy tính tỷ biến có thể có các mô hình toán và bao gồm ít nhất kiểm soát tỷ biến và các yếu tố chương trình.
Cụ thể:
– Sản xuất máy vi tính để bàn;
– Sản xuất máy vi tính xách tay;
– Sản xuất máy chủ;
– Sản xuất máy tính cầm tay (PDA);
– Sản xuất ổ đĩa từ, đĩa flash và các thiết bị lưu khác;
– Sản xuất ổ đĩa quang học (ví dụ CD-RW, CD-ROM, DVD-ROM, DVD-RW);
– Sản xuất máy in;
– Sản xuất màn hình;
– Sản xuất bàn phím;
– Sản xuất các loại chuột, que điều khiển và các thiết bị kiểm tra;
– Sản xuất các giao diện máy tính;
– Sản xuất máy quét, bao gồm máy quét mã thanh;
– Sản xuất máy đọc thẻ thông minh;
– Sản xuất mũ ảo;
– Sản xuất máy chiếu.
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất các cổng máy tính như máy rút tiền tự động (ATM), máy bán hàng (POS), không hoạt động theo cơ khí;
– Sản xuất thiết bị văn phòng đa chức năng như máy liên hợp fax-copy-quét.
Loại trừ:
– Sao bản ghi âm thanh được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);
– Sản xuất các linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử sử dụng trong máy tính và các thiết bị ngoại vi được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất các modem máy tính trong/ ngoài được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất các giao diện, modun và thiết bị lắp được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất modem, các thiết bị dẫn được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất các thiết bị truyền liên lạc kỹ thuật số, thiết bị truyền số liệu (ví dụ cầu, cổng) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng, như máy chạy CD và DVD được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất màn hình vô tuyến và màn hình hiển thị được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất các chương trình trò chơi điện tử được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất phương tiện quang học hoặc từ tính sử dụng trong các thiết bị máy tính hoặc thiết bị khác được phân vào nhóm 26800 (Sản xuất băng, đĩa từ tính và quang học).
263 – 2630 – 26300: Sản xuất thiết bị truyền thông
Nhóm này gồm:
– Sản xuất thiết bị truyền dữ liệu và điện thoại được sử dụng để chuyển tín hiệu điện tử thông qua dây dẫn hoặc không khí như đài phát thanh và trạm vô tuyến và các thiết bị truyền thông không dây;
– Sản xuất thiết bị chuyển mạch văn phòng trung tâm;
– Sản xuất điện thoại không dây;
– Sản xuất thiết bị đổi nhánh riêng (PBX);
– Sản xuất điện thoại và máy fax, bao gồm máy trả lời điện thoại;
– Sản xuất thiết bị truyền dữ liệu, như cổng, thiết bị truyền dẫn;
– Sản xuất ăngten thu phát;
– Sản xuất thiết bị cáp vô tuyến;
– Sản xuất máy nhắn tin;
– Sản xuất điện thoại di động;
– Sản xuất thiết bị truyền thông di động;
– Sản xuất thiết bị trong phòng thu vô tuyến và truyền thanh, bao gồm cả các máy quay phim;
– Sản xuất môdem, thiết bị truyền tải;
– Sản xuất hệ thống chuông chống trộm và đèn báo động, gửi dấu hiệu đến một trạm điều khiển;
– Sản xuất thiết bị chuyển đổi tivi và đài;
– Sản xuất thiết bị hồng ngoại (ví dụ như điều khiển từ xa).
Loại trừ:
– Sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);
– Sản xuất thiết bị thu thanh và thu hình gia dụng được phân vào nhóm 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
– Sản xuất thiết bị linh kiện điện tử và cụm lắp ráp được sử dụng thiết bị truyền thông, được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất môdem bên trong/bên ngoài máy vi tính (dạng máy vi tính cá nhân) được phân vào nhóm 26100 (Sản xuất linh kiện điện tử);
– Sản xuất bảng ghi tỷ số điện tử được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);
– Sản xuất đèn giao thông được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác).
264 – 2640 – 26400: Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng
Nhóm này gồm:
– Sản xuất thiết bị âm thanh và video điện tử cho giải trí gia đình, xe có động cơ, hệ thống truyền thanh và thiết bị khuếch đại âm thanh;
– Sản xuất đầu máy video và thiết bị sao chép;
– Sản xuất tivi;
– Sản xuất màn hình vô tuyến;
– Sản xuất hệ thống thu thanh và sao chép;
– Sản xuất thiết bị âm thanh nổi;
– Sản xuất máy thu radio;
– Sản xuất hệ thống loa phóng thanh;
– Sản xuất loại video camera kiểu hộ gia đình;
– Sản xuất máy hát tự động;
– Sản xuất máy khuếch đại cho nhạc cụ và hệ thống truyền thanh;
– Sản xuất micrô;
– Sản xuất đầu DVD, CD;
– Sản xuất máy karaokê;
– Sản xuất tai nghe (ví dụ như dùng cho radio, máy radio âm thanh nổi, máy tính);
– Sản xuất bảng điều khiển của các chương trình trò chơi video.
Loại trừ:
– Tái sản xuất thiết bị ghi âm truyền thông (máy tính truyền thông, âm thanh, video…) được phân vào nhóm 18200 (Sao chép bản ghi các loại);
– Sản xuất thiết bị máy tính ngoại vi và màn hình máy tính được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính);
– Sản xuất máy trả lời điện thoại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị nhắn tin được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị điều khiển từ xa (radio và hồng ngoại) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất camera và thiết bị phát thanh khác được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị thu thanh như thiết bị tái sản xuất, ăngten thu phát, video thương mại được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất chương trình trò chơi điện tử với các phần mềm cố định được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).
Trình tự thủ tục Bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
Hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về Bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
+ Biên bản họp về việc Bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
(Của công ty TNNH 2 thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh).
+ Quyết định về việc bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

Ảnh Minh họa
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính… như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc
Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính..
Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính… thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh của Luật Bạch Long
Luật Bạch Long không chỉ thực hiện bổ sung ngành nghề liên quan đến ngành nghề sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính… nói chung mà còn thực hiện mọi thủ tục liên quan đến hoạt động doanh nghiệp (thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn nội bọ, giải quyết tranh chấp..)
Nếu các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề khá rắc rối, phức tạp thì vì sao không tìm đến Luật Bạch Long. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói cho quý khách hàng từ khâu tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí, và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, nhận kết quả và cuối cùng sẽ giao trả kết quả tới tận tay khách hàng, Đặc biệt chúng tôi cung cấp dịch vụ này tại 63 tỉnh, thành phố (toàn Quốc)
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc
hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.