Văn phòng đại điện của thương nhân nước ngoài là sư hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài, mô hình này tồn tại song song với mô hình thành lập Chi nhánh hoặc đầu tư FDI. Mô hình này được sử dụng rộng dãi trong các lĩnh vực như: dược phẩm, hàng không… một trong các điều kiện lập văn phòng đại diện thì cần phải có người đứng đầu Văn phòng đại diện. Vậy Người đứng đầu có quyền, nghĩa vụ hay lưu ý gì? Luật Bạch Long thông qua bài viêt này sẽ làm rõ một số vấn đề này.
Đọc thêm: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài
Người đứng đầu Văn phòng được quy định tại tại Điều 33 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, Người đại diện thì:
Thứ nhất, Phải chịu trách nhiệm trước thương nhân nước ngoài về hoạt động của mình và của Văn phòng đại diện trong phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền.
Thứ hai, Phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được thương nhân nước ngoài ủy quyền;
Thứ ba, Phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định mà người đứng đầu Văn phòng đại diện chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Văn phòng đại diện trở lại làm việc tại Văn phòng đại diện hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh; Trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện không hiện diện tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Văn phòng đại diện hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác làm NĐĐ Văn phòng đại diện.
Thứ tư, NĐĐ Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
-NĐĐ Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
-NĐĐ Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
-Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
-Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
Thứ năm, Trong trường hợp NĐĐ Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!