Trong một quốc gia hệ thống pháp luật là vô cùng quan trọng, vừa là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người vừa là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu đặc biệt ở một nước theo thể chế Xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Để có một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hợp với thực tiễn thì khâu xây dựng pháp luật được coi như là mấu chốt, bằng chứng là sự ra đời của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp, hoạt động xây dựng pháp luật cần qua rất nhiều công đoạn và cũng như những hoạt động khác thị hoạt động xây dựng pháp luật chịu tác động bởi nhiều yếu tố trong đó sự tác động về mặt yếu tố xã hội như kỹ năng soạn thảo, dư luận của xã hội hay thông tin đại chúng. Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị những bài viết về vấn đề “Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật”, Bài viết sẽ chia thành 3 phần để quý vị tiện theo dõi mà không bị dài quá.
ĐỌC THÊM:
Một số lưu ý khi mua bất động sản hình thành trong tương lai
Bổ sung ngành nghề kinh doanh đến hoạt động xây dựng
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Ảnh minh hoạ
- Khái niệm xây dựng pháp luật.
Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước để quản lý xã hội. Ngày nay, pháp luật ngày càng được thượng tôn và phổ biến đến đa số người dân thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Đây là kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật – hoạt động phức tạp với trình tự, thủ tục luật định nghiêm ngặt. Pháp luật thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình bằng việc đặt ra các quy phạm ghi nhận cách xử sự của con người khi ở trong trường hợp nhất định, tạo khung pháp lý cho người dân, định hướng sự phát triển của hành vi con người.
Xây dựng pháp luật là hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền, tiến hành trong thời gian dài, có tính phức tạp cao và tuân theo thủ tục được quy định trong pháp luật.
Tóm lại, xây dựng pháp luật là một phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước thông qua các chủ thể được trao quyền, nhằm tạo ra công cụ, phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hay nói đơn giản, đây là hoạt động soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật chứa các quy phạm, bao gồm các khâu nghiên cứu, soạn thảo và công bố văn bản.
Sở dĩ nói đây là một hoạt động phức tạp bởi hoạt động này diễn ra cần một khoảng thời gian dài, cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là nhóm chủ thể có trình độ chuyên môn cao, đồng thời hoạt động này cũng đòi hỏi có sự phát huy trí tuệ tập thể, chạy đua với sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới tự nhiên.
- Chủ thể xây dựng pháp luật.
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật chứ không riêng gì cơ quan nhà nước và cá nhân được Nhà nước trao quyền. Tuy nhiên, sự tham gia của từng chủ thể vào quá trình này lại khác nhau về thời gian, nhiệm vụ, quyền hạn, tính chất…Tiêu biểu là:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền: Đây là chủ thể duy nhất tham gia vào tất cả các giai đoạn của hoạt động xdpl, chủ thể này tham gia với mức độ sâu nhất, chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động này, tiến hành các thủ tục cần thiết để ban hành văn bản pháp luật.
Thứ hai, các tổ chức đoàn thể xã hội: Không phải hoạt động xây dựng pháp luật nào cũng có sự tham gia của nhóm chủ thể này. Đây là nhóm chủ thể được Nhà nước trao quyền tiến hành một số hoạt động nhất định liên quan, phục vụ cho hoạt động xây dựng pháp luật của nhóm chủ thể thứ nhất. Mức độ tham gia cũng như trách nhiệm liên quan đều nhẹ nhàng hơn so với nhóm đầu tiên.
Thứ ba, nhân dân: Đây là nhóm chủ thể đông đảo tham gia vào giai đoạn nghiên cứu của hoạt động xây dựng pháp luật. Nhóm này tham gia ở mức độ đóng góp, lấy cơ sở để các chủ thể khác soạn thảo văn bản pháp luật. Tuy không hề có trách nhiệm phải tham gia vào quá trình này cũng như không có trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng nhưng sự tham gia của nhóm chủ thể này lại rất cần thiết. Bởi nó phát huy trí tuệ tập thể, làm cơ sở vững vàng, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm ban hành ra.
Trong đó, với bộ máy nhà nước như hiện nay, Quốc Hội là cơ quan chủ đạo thực hiện chức năng lập pháp. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện hoạt động xdpl, ban hành ra các văn bản có hiệu lực pháp lý cao, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, các đối tượng khác nhau, từ tổ chức đến cá nhân.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!