Đeo tai nghe (tai phone) điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông là một hiện trạng phổ biến hiện nay. Nhiều bạn trẻ đi đường, đeo tai nghe điện thoại mở nhạc, khi người phía sau bấm còi xe không nghe được sẽ rất nguy hiểm. Việc sử dụng tai nghe trong lúc đang điều khiển xe máy, xe máy điện có thể gây ra tai nạn đáng tiếc. Vậy mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện như thế nào?
Căn cứ pháp lý
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 07 năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2008 do Văn phòng quốc hội ban hành;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 06 năm 2020 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
1. Mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện?
Tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh được thiết kế nhỏ gọn, mang tính di động và vị trí của chúng là thường được đặt áp sát hoặc bên trong tai. Có nhiều cách để phân loại tai nghe, như loại có dây hoặc không dây, hay tai nghe chỉ gồm bộ phận loa hoặc tai nghe gồm cả loa và micrô.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 30 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 07 năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện hành vi: Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về mức xử phạt đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy, xe máy điện cụ thể:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Như vậy, ngoại trừ thiết bị trợ thính thì bất kì thiết bị âm thanh nào sử dụng khi tham gia giao thông đều bị xử phạt.
Đọc thêm:
03 lỗi vi phạm thường gặp về đèn giao thông vì “ngộ nhận” luật
Bấm còi liên tục trong khu đô thị bị xử phạt như nào?
Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật tại Việt Nam
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi đeo tai nghe khi lái xe
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.
– Cảnh sát giao thông.
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Trưởng Công an cấp xã.
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt.
– Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.