Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp lý của bồi thường dân sự, trong lịch sử pháp luật việc bồi thường dân sự thường được giải quyết bằng phạm trù đạo đức, khi xã hội chưa có nhà nước, chưa có pháp luật vấn đề bồi thường dân sự được giải quyết theo phong tục tập quán của từng bộ tộc người hoặc của từng nhóm người. Khi xã hội phát triển nhà nước và pháp luật ra đời, bồi thường dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng được điều chỉnh bởi quan hệ pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự thường hết sức đa dạng phức tạp, khó giải quyết, khó xác định các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật này. Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”.
ĐỌC THÊM:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (p1)
Các trường hợp được cấp đất tái định cư
Công chứng hợp đồng mua bán đất sau khi bên bán đã chết, có vi phạm?
b, Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
Về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất, bị giảm sút. Tức là phải chi trả những khoản như tiền thuốc, viện phí,… và tất cả sẽ dựa trên hoá đơn và tính cần thiết. Nếu như không cần thiết thì chi phí này được tính ngang bằng khoản tiền chi phí cho chế độ chữa trị. Tuỳ vào từng trường hợp thì tình trạng sức khoẻ nạn nhân đều không giống nhau vì vậy có thể xác định khoản tiền theo ngày trong thời gian nạn nhân bị thương tích.
Về tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cách xác định và bồi thường cũng rất đơn giản. Số tiền sẽ phù hợp với người bồi thường và xác định từ khi tính mạng bị xâm phạm.
Về tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích của nạn nhân. Bồi thường trên cơ sở thoả thuận và nếu không thoả thuận được Toà sẽ quyết định trên cơ sở dựa vào hoàn cảnh gia đình nạn nhân và quan hệ giữa những người này với nạn nhân và không vượt quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định vào thời điểm xác định thiệt hại.
c, Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
Về chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại là một khoản tiền mà người bị thiệt hại đã chi phí một cách hợp lý nhằm hạn chế, ngăn chặn, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra để khôi phục lại danh dự, uy tín của mình.
Về thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Khi xác định thiệt hại ở tình huống này cần xem xét mối quan hệ biện chứng giữa hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín với khoản thu nhập bị mất, bị giảm sút.
Về tiền bù đắp tổn thất tinh thần. Dù là pháp nhân hay cá nhân hay tổ chức thì đều có thể là chủ thể bị xâm hại, xác định thiệt hại trong tình huống này dựa trên tinh thần thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự. nhân phẩm, uy tín bị xâm hại không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2.Thực tiễn xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
a, Những tồn tại
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua tồn tại những cách hiểu khác nhau về tính trái pháp luật có thể dẫn đến sự không thống nhất trong xét xử khi đánh giá các chứng cứ liên quan đến hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hướng tới hậu quả sẽ phù hợp với chức năng của chế định từ góc nhìn lý thuyết bù đắp thiệt hại trong trường hợp chủ thể bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp. Một nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tuy nhiên, hiện nay không có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại thực tế và cơ sở để xác định thiệt hại thực tế dựa trên nguồn nào, tuy nhiên tùy từng vụ án thì Tòa án thường có những đánh giá chứng cứ khác nhau, điều này dẫn tới sự chậm trễ trong giải quyết và bồi thường.
Trong BLDS 2015 có quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường của từng người gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường phần thiệt hại bằng nhau, việc xác định trách nhiệm dân sự này tương ứng với mức độ lỗi của mình như thế nào thì vẫn chưa biết được (Khoản 4, Điều 585 BLDS 2015). Cùng với đó Khoản 4, Điều 585 quy định rằng “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi mình gây ra, quy trình này vẫn chưa đủ rõ ràng để xác định lỗi của bên bị thiệt hại nhưng trường hợp hai bên đều là lỗi cố ý và thiệt hại không đáng kể và tính toán được bằng con số cụ thể thì vấn đề đặt ra là Toà án liệu có xem xét mức độ lỗi của bên bị thiệt hại khi ấn định mức bồi thường thiệt hại đối với bên gây ra thiệt hại hay không .
Mức bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 2, Điều 585 BLDS 2015 “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi…” thì đây vẫn chưa nêu được thế nào là giảm bồi thường thiệt hại, và cũng không có văn bản hướng dẫn mức giảm được áp dụng như thế nào . Gây ra sự khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật trong hoạt động nhận định vụ án và đưa ra quyết định xét xử vì tính chung chung của điều luật này .
Pháp luật Việt Nam nói chung hay pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng hiện nay đang thiếu đi hay làm không tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp trong xã hội. Từ đó nhận thức của người dân mặt bằng chung thấp, gây sự hiểu lầm và người dân không biết cách bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
b, Hướng giải quyết vấn đề.
Thứ nhất các cơ quan cần xây dựng văn bản pháp luật quy định rõ cơ sở, điều kiện xác định mức độ thiệt hại, tỉ lệ % gây thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi để việc áp dụng pháp luật rõ ràng hơn và bảo đảm được quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự. Tiếp tới cần có những văn bản hướng dẫn pháp luật và cách áp dụng nhất là trong Điều 585 BLDS 2015. Cuối cùng bên cạnh hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật chúng ta cũng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử các phiên tòa lưu động góp phần nâng cao nhận thức của người dân.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!