Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, để dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đồng thời, Luật Cạnh tranh cũng lần đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được khiếu nại đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới các bạn bài viết về “Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018”. Bài viết sẽ chia làm 3 phần để tiện theo dõi cho mọi người.
ĐỌC THÊM:
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p2)
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p3)
Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Ảnh minh hoạ
I. Khái quát chung về tập trung kinh tế.
- Khái niệm.
Khái niệm tập trung kinh tế được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau trong khoa học kinh tế và khoa học pháp lí. Trong bài tập này chúng ta sẽ chỉ tiếp cận dưới góc độ pháp luật của Việt Nam, theo đó thì tập trung kinh tế được hiểu là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: sát nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp; và hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. (Điều 29 Luật cạnh tranh năm 2018).
- Ảnh hưởng của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh.
Ảnh hưởng tích cực: ttkt tạo ra những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn hơn, tiềm lực tài chính mạnh hơn khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động ttkt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. giúp các nhà đầu tư mở rộng thị trường , giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy khoa học kỹ thuật.
Ảnh hưởng tiêu cực: ttkt có thể diễn ra theo chiều ngang, dọc, hỗn hợp và có thể ảnh hưởng theo hướng cản trở cạnh tranh diễn ra trên thị trường. Chẳng hạn, ttkt theo chiều ngang làm giảm đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan và thúc đẩy những doanh nghiệp còn lại tham gia vào các vụ liên kết mang tính phản cạnh tranh để chống lại sức mạnh của các doanh nghiệp được hình thành sau các vụ ttkt. ttkt còn diễn ra giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau và hình thành các tập đoàn Xuyên quốc gia có thể gây hạn chế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Không những làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan mà còn có thể kéo theo sự hạn chế cạnh tranh trên những thị trường khác mà ở đó các doanh nghiệp tham gia ttkt có hoạt động cạnh tranh với nhau.
II. Những vấn đề về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh hiện hành.
- Quy định về tập trung kinh tế trong luật cạnh tranh hiện hành.
Những quy định về ttkt được quy định tại Chương V (từ Điều 29 tới Điều 44). Đây cũng chính là quy trình ttkt theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Định nghĩa và các hình thức ttkt hợp pháp và những hành vi ttkt bị cấm tại Việt Nam quy định tại Điều 29 và Điều 30.
- Đánh giá tác động của việc ttkt quy định tại Điều 31 và Điều 32.
- Doanh nghiệp muốn ttkt sẽ phải thông báo ttkt (Điều 33).
- Hồ sơ thông báo ttkt và việc tiếp nhận hồ sơ thông báo ttkt quy định tại Điều 34 và Điều 35.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo ttkt Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia sẽ tiến hành việc thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức việc ttkt (Điều 36 và Điều 37). Nếu trong quá trình thẩm định chính thức cần bổ sung hồ sơ thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ thông báo cho doanh nghiệp (Điều 38).
- Quá trình thẩm định Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tham vấn doanh nghiệp để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất việc ttkt (Điều 39 và Điều 40). Sau đó Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ ra quyết định về việc ttkt hoặc quyết định ttkt có điều kiện (Điều 41 và Điều 42). Doanh nghiệp thực hiện theo thông báo của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Điều 43)
- Cuối cùng là quy định về những hành vi vi phạm quy định về ttkt (Điều 44).
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về “Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p1) của Luật Bạch Long”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!