Trong thời đại ngày nay, việc các quốc gia tích cực thiết lập, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm đang trở thành xu thế tất yếu. Để tạo ra “phản ứng toàn cầu” trong cộng đồng quốc tế nhằm chống lại một cách hiệu quả các loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế, các quốc gia nói riêng và chủ thể pháp luật quốc tế nói chung đã cùng nhau xây dựng nhiều công cụ mang tính quốc tế, trong đó pháp luật được xem là công cụ then chốt. Một trong những phương thức quan trọng chính là “nội luật hóa” quy định trong các điều ước quốc tế đó vào pháp luật quốc gia. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN”, bài viết sẽ chia làm 03 phần để cho quý vị dễ theo dõi.
ĐỌC THÊM:
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p3)
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p1)
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế

Ảnh mô tảóa
I. Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại Việt Nam.
- Việc nội luật hóa thể hiện qua phương thức.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, ban hành pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó. Trong công tác xây dựng pháp luật, theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, một trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, ngay từ khâu đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định cũng quy định căn cứ đề nghị xây dựng phải dựa trên cam kết quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ trì soạn thảo có nhiệm vụ nghiên cứu điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hay đối với dự thảo thông tư, trong quá trình thẩm định, một trong các nội dung mà cơ quan chủ trì thẩm định phải tập trung thẩm định là tính tương thích với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây cũng là một biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế được tuân thủ nghiêm túc tại Việt Nam.
Thứ hai, tiến hành chuyển hóa quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến vấn đề nội luật hóa các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Mục đích cơ bản của vấn đề chuyển hóa là bảo đảm thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết. Như vậy, nhận thức về nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế đã đạt được sự thống nhất cao, được thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính phủ và việc thực hiện của các cơ quan nhà nước.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam và thế giới”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!