Trong thời đại ngày nay, việc các quốc gia tích cực thiết lập, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm đang trở thành xu thế tất yếu. Để tạo ra “phản ứng toàn cầu” trong cộng đồng quốc tế nhằm chống lại một cách hiệu quả các loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế, các quốc gia nói riêng và chủ thể pháp luật quốc tế nói chung đã cùng nhau xây dựng nhiều công cụ mang tính quốc tế, trong đó pháp luật được xem là công cụ then chốt. Một trong những phương thức quan trọng chính là “nội luật hóa” quy định trong các điều ước quốc tế đó vào pháp luật quốc gia. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN”, bài viết sẽ chia làm 03 phần để cho quý vị dễ theo dõi.
ĐỌC THÊM:
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p3)
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p2)
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế

Ảnh mô tả
I. Các khái niệm cơ bản về Nội luật hóa và Tội phạm xuyên quốc gia.
- Khái niệm Nội luật hóa.
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể hay định nghĩa cụ thể được rằng nội luật hóa là gì, tức là khái niệm về nội luật hóa vẫn còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Căn cứ vào các đặc điểm của nội luật hóa chúng ta có thể hiểu chung nội luật hóa là chuyển hóa quy định trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ở một quốc gia. Việc nội luật hóa được tiến hành sau khi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chính thức xác nhận quy định trong điều ước quốc tế ràng buộc đối với quốc gia đó.
- Khái niệm tội phạm xuyên quốc gia.
Tội phạm xuyên quốc gia là loại tội phạm nằm trong phạm vi điều chỉnh của định chế tội phạm có tính chất quốc tế. Khái niệm và đặc trưng của tội phạm có tính chất quốc tế bao trùm lên các hành vi tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bởi vì theo khoa học luật hình sự quốc tế tội phạm xuyên quốc gia là một trong những loại tội phạm có tính chất quốc tế tiêu biểu. Tại Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia thì hành vi bị coi là tội phạm xuyên quốc gia nếu hành vi phạm tội. đó được thực hiện tại nhiều quốc gia hoặc thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển nó lại diễn ra ở quốc gia khác hoặc thực hiện ở một quốc gia nhưng liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia các hoạt động tội phạm ở nhiều quốc gia, hoặc thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng lớn đến quốc gia khác.
- Các quy định của ASEAN về phòng chống tội phạm ma túy.
Quy định của ASEAN về tội phạm ma túy. ASEAN nói chung và các thành viên ASEAN nói riêng đều ý thức rất rõ việc phải đối mặt với hình buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy giữa các quốc gia ASEAN và tích cực đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
Năm 2009, ASEAN thông qua Kế hoạch công tác ASEAN về phòng chống sản xuất, buôn bán và sử dụng ma túy trái phép. Theo Kế hoạch này, các quốc gia sẽ hành động để giảm thiểu cơ bản và bền vững việc sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp. Trong số các biện pháp này có nhóm biện pháp pháp lý như: thúc đẩy thực thi pháp luật để xóa bỏ việc cạnh tranh bất hợp pháp thuốc phiện, cần sa và các cây trồng khác được sử dụng để sản xuất các loại ma túy và chất hướng thần; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực thi pháp luật và hợp tác tư pháp để nhận diện và điều tra các tổ chức tội phạm liên quan đến việc buôn bán các chất ma túy và chất hướng thần và mối liên hệ giữa các tổ chức này với các tội phạm hình sự khác.
Khái niệm tội phạm ma túy ở ASEAN đồng nhất với khái niệm của Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, tổ chức quốc thế khác, đó là những hành vi liên quan đến việc trồng trọt, sản xuất buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy và các chất hướng thần.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam và thế giới”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!