I. Tại sao phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất, kinh doanh nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm theo luật định.
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm hoặc công bố sản phẩm cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.
Hiện nay, hầu hết các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, bếp ăn, siêu thị trong và ngoài nước đều yêu cầu bản tự công bố sản phẩm hoặc giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm khi tổ chức/cá nhân muốn đưa hàng hoá vào bày bán. Vì vậy, thủ tục tự công bố sản phẩm là điều tất yếu khi tổ chức, cá nhân muốn đưa sản phẩm, hàng hoá của mình vào trong lưu thông.
Ngoài mặt hàng là thực phẩm, thì phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cũng phải tiến hành thủ tục này. Vì vậy, quý khách cần phải tiến hành thực hiện tự công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Nắm bắt được quy định mới này, Luật Bạch Long luôn cung cấp dịch vụ tự công bố thực phẩm nhanh nhất, uy tín nhất tới quý khách hàng.
Quý khách lưu ý, nếu kinh doanh, sản xuất sản phẩm mà không thực hiện tự công bố sản phẩm, sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng, cụ thể như sau:
Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật;
– Tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.” Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xem thêm:
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Quy trình xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự
Thủ tục Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ mới nhất
Thủ tục tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm), trừ các Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
II. Hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những gì
– Bản tự công bố sản phẩm ;
– Mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
III. Trình tự thủ tục
Bước 1: Kiểm tra sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm
Theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Nghị định 15/2018/NĐ-CP các nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm gồm: Các sản phẩm thực phẩm qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
Lưu ý: Miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Bước 2: Gửi sản phẩm kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế
2.1. Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm:
Hiện nay Bộ Y tế quy định các chỉ tiêu an toàn đối với một số sản phẩm thực phẩm theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) như sau:
– QCVN 5-1: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng;
– QCVN 5-2: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột;
– QCVN 5-3: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm Phomat;
– QCVN 5-4: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa;
– QCVN 5-5: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men;
– QCVN 6-1: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống thiên nhiên và nước uống đóng chai;
– QCVN 6-2: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn;
– QCVN 6-3: 2010/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn;
– QCVN 10:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền;
Đối với các sản phẩm không có QCVN thì tham khảo các chỉ tiêu an toàn theo các quy định sau đây:
– QCVN 8-1: 2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tổ vi nấm trong thực phẩm;
– QCVN 8-2: 2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
– QCVN 8-3: 2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
– Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm;
– Thông tư 50/2016/TT-BYT, Quy định mức tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm;
– Các tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN), các quy định khác.
2.2. Gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm
Sau khi đã xác định các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ Y tế tiến hành gửi mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
Lưu ý: Khi mang mẫu sản phẩm đi kiểm nghiệm doanh nghiệp yêu cầu đơn vị kiểm nghiệm ghi đầy đủ thông tin về tên cơ sở, địa chỉ, sản phẩm trên phiếu kiểm nghiệm.
Nguồn: Internet
Bước 3: Hoàn thiện Bản tự công bố sản phẩm
Tải Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01, Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP (mẫu đính kèm).
Điền thông tin trên Bản tự công bố sản phẩm (đánh máy hoặc viết tay)
Một số lưu ý: Ghi đầy đủ các thông tin theo Bản tự công bố (trường hợp không có thì bỏ trống); tên tổ chức, cá nhân, địa chỉ, mã số doanh nghiệp: Ghi đúng theo giấy đăng ký kinh doanh; tên sản phẩm ghi đúng theo phiếu kiểm nghiệm và trên nhãn sản phẩm.
Bước 4: Thực hiện tự công bố sản phẩm
Sau khi hoàn thiện hồ sơ tự công bố gồm: Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu; Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng. Doanh nghiệp thực hiện tự công bố theo trình tự sau:
– Đăng tải hồ sơ tự công bố sản phẩm trên: Thông tin đại chúng hoặc trang tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp;
– Nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Sau khi hoàn tất thủ tục, tổ chức, cá nhân có quyền sản xuất, kinh doanh mặt hàng vừa công bố.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng liên hệ với Luật Bạch Long để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.
IV. Tài liệu khách hàng cần cung cấp
– Bản sao đăng ký kinh doanh;
– Bản sao giấy phép an toàn thực phẩm (nếu có);
– Mẫu nhãn sản phẩm;
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
V. Thời gian thực hiện
07 ngày kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền (thời gian này chưa tính thời gian kiểm nghiệm sản phẩm)
VI. Công việc của Luật Bạch Long
√ Tư vấn thủ tục tự công bố theo quy định hiện hành
√ Tư vấn, hỗ trợ kiểm nghiệm các sản phẩm tại Trung tâm kiểm nghiệm có chức năng.
√ Soạn thảo bộ hồ sơ Tự công bố sản phẩm;
√ Hỗ trợ, đại diện Công ty nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
√ Hỗ trợ tư vấn pháp luật về tổ chức, hoạt động, kinh doanh của Doanh nghiệp sau khi dịch vụ hoàn tất.
Xem thêm:
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Quy trình xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự
Thủ tục Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ mới nhất
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để đư
ợc giải đáp:
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!