Công nhận quốc tế là hành vi chính trị – pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị kinh tế của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thưởng, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
1. Hình thức công nhận quốc tế: có thể chia các hình thức công nhận làm 2 loại công nhận:
- Công nhận de jure: hình thức công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ, toàn diện nhất
- Công nhận de facto: hình thức công nhận thực tế ở mức độ chưa thực hiện đây đủ, chưa toàn diện.
Sự khác nhau của 2 hình thức công nhận này thể hiện ở các khía cạnh sau:
1.1. Về động cơ chính trị:
- de jure thể hiện ý định thực sự mong muốn thiết lập quan hệ bình thường toàn diện giữa bên cong nhận và bên được công nhận.
- de factor thể hiện thái độ miễn cưỡng, thận trọng của bên công nhận đối với bên được công nhận trong nhiều vấn đề liên quan đến thự trạng trong và ngoài nước
1.2. Về tính chất
- De jure là công nhận dứt khoát, không thể hủy bỏ
- De facto có tính chất tạm thời, có thể bị hủy bỏ. Bên công nhận mới đi bước đầu tiên, thận trọng để có cơ hội điều chỉnh chính sách của mình với bên được công nhận. Nếu bên được công nhận tiếp tục khẳng định được vị trí, thể hiện rõ khả năng điều hành thực sự của mình, công nhận de facto sẽ chuyển thành công nhận de jure.
1.3. Về hệ quả pháp lý
- De jure mở đường cho thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác toàn diện, kí điều ước quốc tế song phương kể cả điều ước về chính trị.
- De facto thường chỉ giới hạn ở mức độ thiết lập quan hệ lãnh sự và thiết lập trong quan hệ hợp tác thương mại.
2. Phương pháp công nhận quốc tế:
2.1. Công nhận minh thị và công nhận mặc thị:
- Công nhận minh thị: được thể hiện một cách rõ ràng , minh bạch trong văn bản chính thức của bên công nhận hoặc trong điều ước quốc tế.
- Công nhận mặc thị: thể hiện 1 cách kín đáo mà bên được công nhận hoặ các quốc gia chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên được công nhận.
VD: Việc kí kết Hiệp ước về nền tảng quan hệ giữa Cộng hòa liên bang Đức và CHDC Đức năm 1972 là 1 bằng chứng cho thấy sự công nhận lẫn nhau của 2 nước Đức
2.2. Công nhận riêng lẻ và công nhận tập thể:
- Chủ thể của LQT thường sẽ tiến hành công nhận quốc giá, chính phủ mới một cách riêng lẻ bằng hành vi pháp lý đơn phương và chỉ ràng buộc riêng đối với chủ thể đó. Tuy nhiên, các chủ thể của luật quốc tế cũng có thể chọn phương pháp công nhận tập thể theo sáng kiển của một số chủ thể có vai trò nhất định.
Vd: 3 QG mới tách ra từ Liên bang Nam tư cũ (Croatia, Slovia, Bosnia Heezegovina) đc cộng đồng Châu Âu công nhận tập thể vào năm 1992
Đọc thêm:
Quyền cơ bản của con người trong pháp luật quốc tế
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế
Khái niệm tranh chấp; Tranh chấp đầu tư quốc tế
3. Hệ quả pháp lý công nhận
- Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa các bên công nhận và bên được công nhận. Hệ quả này có thể phát sinh ngay sau khi công nhạn nhưng cũng có thể sau một thời gian nhất định.
- Ký kết điều ước quốc tế song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận.
- Tạo điều kiện cho bên được công nhận tham gia vào các hội nghị quốc tế và tổ chức quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được công nhận thực hiện quyền miễn trừ quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia có lãnh thổ của quốc gia được công nhận.
- Tạo cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của các văn bản pháp luật do bên được công nhận ban hành trên lãnh thổ bên công nhận.
- Tạo điều kiện mộ bản án, quyết định của tòa án, trọng tài hoặc bất kỳ một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của bên được công nhận có giá trọ trên lãnh thổ của bên được công nhận.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.