Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, để dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đồng thời, Luật Cạnh tranh cũng lần đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được khiếu nại đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới các bạn bài viết về “Điểm mới về “Tập trung kinh tế “trong luật Cạnh tranh năm 2018”. Bài viết sẽ chia làm 3 phần để tiện theo dõi cho mọi người.
ĐỌC THÊM:
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p1)
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p2)
Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Ảnh minh hoạ
Thẩm định sơ bộ dựa trên các tiêu chí nhằm xác định cấu trúc thị trường, vị trí của doanh nghiệp tham gia Tập trung kinh tế trên thị trường đó và mối quan hệ các doanh nghiệp nhằm xác định Tập trung kinh tế thuộc loại hình Tập trung kinh tế theo chiều ngang hay dọc hay hỗn hợp được quy định trong pháp luật như sau: (Điều 36 luật cạnh tranh 2018)
“a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan; b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế; c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.”
Thẩm định chính thức là giai đoạn quan trọng để đánh giá Tập trung kinh tế có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường. Nội dung và căn cứ pháp lý để thẩm định chính thức việc Tập trung kinh tế dựa trên hai nội dung chính là đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh và đánh giá tác động tích cực của việc Tập trung kinh tế đối với nền kinh tế. Việc phân định rõ như vậy tạo ra một quy trình chặt chẽ để đánh giá đúng một vụ việc TTKT.
Trong trường hợp sau khi được đánh giá là có tác động hoặc tiền ẩn tác động hạn chế cạnh tranh những có thể khắc phục được thì sẽ áp dụng các điều kiện để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đó. Cụ thể tại Điều 42 luật Cạnh tranh 2018 đưa ra các điều kiện khắc phục gồm:
“1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; 2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; 3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường; 4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.”.
Luật cạnh tranh năm 2004 không có quy định rõ ràng xử lý vi phạm quy định về tập trung kinh tế rõ ràng và chặt chẽ. Cùng với sự thay đổi trong cách đánh giá tác động cạnh tranh, quy định xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm tập trung kinh tế của luật Cạnh tranh năm 2018 cũng được cải tiến khi liệt kê sáu dạng hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (Điều 44) làm căn cứ để xử lý vi phạm.
Thông báo tập trung kinh tế: Trước đây, Luật Cạnh tranh 2004 quy định: Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Nay, Luật Cạnh tranh 2018 không quy định cụ thể như trên, mà chỉ quy định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào 1 trong 4 tiêu chí:
– Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
– Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
– Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
– Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của luật Cạnh tranh 2018 trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (quy định hiện hành là 30- 50%) và được xác định từ các căn cứ: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch, thị phần kết hợp (Điều 33); như vậy so với luật cạnh tranh 2004 thì luật Cạnh tranh 2018 bổ sung thêm ba tiêu chí khác gồm tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị giao dịch để các định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. việc bổ sung thêm tiêu chí thông báo tập trung kinh tế đã khắc phục được bất cập của luật Cạnh tranh 2004. Không chỉ điều chỉnh theo chiều ngang mà còn kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế theo chiều dọc và hỗn hợp. Cùng với đó mở rộng thêm tiêu chí thông báo tập trung kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xác định được nghĩa vụ thực hiện thông báo tập trung kinh tế bởi tiêu chí tổng tài sản, tổng doanh thu và giá trị giao dịch là những tiêu chí mang tính định lượng rõ ràng và không khó để tính toán.
Về cơ quan quản lý cạnh tranh và kiểm soát TTKT: Luật Cạnh tranh 2004 có cơ quan quản lý cạnh tranh là cục quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh xử lý các hành vi vi phạm, cơ quan đăng ký kinh doanh là sở Kế hoạch – Đầu tư và bộ kK hoạch Đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như Ngân hàng nhà nước, uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,…Sang tới luật Cạnh tranh 2018 đã có sự chuyển đổi và mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh. Uỷ ban cạnh tranh quốc gia được thành lập trên cơ sở hợp nhất cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành một cơ quan duy nhất thực hiện chức năng điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh. Cùng với đó là sự thay đổi thẩm quyền kiểm soát TTKT quy định trong luật Cạnh tranh 2018, cụ thể là:
- Uỷ ban cạnh tranh quốc gia thẩm quyền là thẩm định hồ sơ thông báo TTKT.
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh trực thuộc UBCTQG: Tiến hành điều tra, xử lý các vụ việc vi phạm quy định về Tập trung kinh tế theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.
- Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia: Quyết định kết quả thẩm định chính thức việc Tập trung kinh tế và quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về Tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật.
Việc thay đổi mô hình cơ quan cạnh tranh duy nhất của Luật Cạnh tranh 2018 đã cho thấy sự tinh gọn bộ máy qua đó thu gọn các thủ tục hành chính chính giữa hai cơ quan, từ đó quá trình kiểm soát Tập trung kinh tế và quy trình tố tụng cạnh tranh.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về “Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p3) của Luật Bạch Long”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!