Trong bài viết này, Luật Bạch Long sẽ tổng hợp các quy định có liên quan tới nội dung nghỉ lễ tết của người lao động.
Đọc thêm: Áp dụng kỷ luật sa thải đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Đọc thêm: Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có được không?
Đọc thêm: Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ khám thai
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/1/2021 quy định chi tiết các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương, gồm:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

11 ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương theo Bộ luật Lao động 2019. Ảnh minh họa
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Thêm vào đó, trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết ở trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!