Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015) ra đời đã thừa kế và có những đội phá mới trong hoạt động tố tụng, trong đó thì có ghi nhận một điều là mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Đây là một nguyên tắc đã được ghi nhận từ những trước qua cả bản Hiến pháp và giờ đây thì được cụ thể hoá qua bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Vậy nội dung của nguyên tắc này là gì? Và để đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện trong thực tế thì cần khắc phục điểm nào. Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng và điều kiện đảm bảo thực hiện” Bài biết chia làm 03 phần để quý vị có thể dễ theo dõi hơn.
ĐỌC THÊM:
Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng và điều kiện đảm bảo thực hiện (p1)
Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng và điều kiện đảm bảo thực hiện (p2)
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (p1)

Ảnh mô tả
III. Điều kiện bảo đảm thực hiện nguyên tắc “ Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng”
Trước tiên, Hoạt động xét xử của tòa án phải được thực hiện theo một thủ tục tố tụng tư pháp chặt chẽ, khách quan, tuyệt đối tuân thủ pháp luật và mang tính độc lập tuyệt đối vì độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp cho Tòa án xét xử một cách khách quan và công bằng; thẩm phán và hội thẩm phải vô tư, khách quan trong lĩnh vực thi hành công vụ, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật; đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động xét xử đạt hiệu quả, hiệu lực, và đạt được mục tiêu bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân. Có nhận thức đúng đắn thì những người tiến hành tố tụng mới có thể bảo đảm vụ án được xét xử nhanh chóng kịp thời, công bằng đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Cơ chế đảm bảo cho nguyên tắc này được thể hiện thông qua việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng và quy định của pháp luật nội dung giải quyết vụ việc tại Tòa án. Để có một phán quyết của Tòa án đúng đắn thì đòi hỏi pháp luật phải mang tính công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế.
Để bảo đảm xét xử được công bằng BLTTHS 2015 có quy định:
Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”
Trong mô hình tố tụng của Việt Nam, với việc phân chia thành các giai đoạn, việc vụ án giải quyết chậm trễ, kéo dài chủ yếu ở giai đoạn khởi tố, điều tra. Vì vậy, để bảo đảm công lý được thực thi nhanh chóng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tính kịp thời trong việc xử lý không chỉ là yêu cầu đối với hoạt động xét xử của Tòa án mà là yêu cầu đối với toàn bộ quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử. Do đó, BLTTHS năm 2015 bổ sung Điều 19 quy định về tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra trong đó có đề cập đến yêu cầu phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội.
Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.
- Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.”
Để đảm bảo nguyên tắc này, BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày tòa án thụ lý hồ sơ vụ án thay vì từ ngày phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa như BLTTHS năm 2003.
Theo đó, “ Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.”
Đối với vụ án phức tạp, Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp.
Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại bộ luật này kể từ ngày tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
BLTTHS năm 2015 bổ sung một số thời hạn nhằm bảo đảm mọi hoạt động tố tụng phải bị ràng buộc về thời hạn như: thời hạn nghị án là 7 ngày, kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa (Điều 326). Cụ thể hóa một số thời hạn có tính định tính trong bộ luật hiện hành bằng các thời hạn cụ thể (là 24 giờ hoặc 3 ngày kể từ khi ra quyết định), tùy thuộc vào loại quyết định và đối tượng được nhận quyết định như: tòa án gửi quyết định phân công thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử cho viện kiểm sát trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Ngoài ra, để đảm bảo cho Tòa án xét xử độc lập, cần xây dựng cơ chế chống can thiệp từ bên ngoài, từ phía người không có trách nhiệm giải quyết vụ án mà đặc biệt là trong nội bộ các cơ quan tiến hành tố tụng. vì suy cho cùng thì việc can thiệp tới quá trình giải quyết án từ phía bên ngoài không nguy hại bằng việc can thiệp trong nội bộ các cơ quan này.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về vấn đề “Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công khai, công bằng và điều kiện đảm bảo thực hiện”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!