Bất động sản bị vây bọc mà không có đủ lối đi ra đường công cộng phải làm thế nào? Trong xu thế xã hội phát triển, mật độ dân số ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc đất đai ngày càng khan hiếm. Đất chật người đông dẫn đến việc bất động sản bị vây bọc bởi việc xây dựng san sát không phải điều hiếm lạ. Giải pháp nào cho tình huống trên? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Luật Bạch Long xin làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề Quyền về lối đi qua:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

quyen ve loi di doi voi bat dong san bi vay boc
Như vậy, về điều kiện được mở lối đi:
Trước tiên là bất động sản phải bị vây bọc. Bộ luật Dân sự năm 2015 không có giải thích như thế nào là bị vây bọc. Tuy nhiên, ta có thể hiểu một bất động sản bị vây bọc nghĩa là bị bao bọc bởi một hoặc nhiều bất động sản xung quanh dẫn đến việc không thể trực tiếp thông thương với đường công cộng hoặc lối thông thương quá nhỏ dẫn đến việc khai thác, sử dụng bất động sản bị hạn chế.
Xem thêm:
-
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015
-
Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
Điều kiện thứ hai là không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Không có lối đi nghĩa là không có bất cứ một lối đi nào, chủ sở hữu sẽ không thể thông thương với đường công cộng cũng như không thể khai thác, sử dụng bất động sản của mình; không đủ lối đi nghĩa là thực tế vẫn có lối đi nhưng do lối đi quá hẹp hoặc quá ngắn dẫn đến việc khai thác, sử dụng bất động sản bị hạn chế.
Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu có bất động sản bị bao bọc hoàn toàn dẫn đến không có lối đi hoặc có lối đi nhưng không đủ gây khó khăn trong việc khai thác, sử dụng bất động sản của mình thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi. Lối đi được mở phải thuận tiện và hợp lý
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!