Mang thai hộ là sự lựa chọn khi người phụ nữ không thể mang thai hoặc vì những lý do khác. Việc mang thai hộ phát sinh rất nhiều vấn đề, vậy pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Trong bài viết này, Luật Bạch Long xin làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề mang thai hộ (MTH).
1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
MTH vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Con sinh ra trong trường hợp MTH vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ MTH kể từ thời điểm con được sinh ra.

MTH vi muc dich nhan dao
Xem thêm:
2. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Điều kiện đối với người nhờ MTH
Theo Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình, các cặp vợ chồng không thể tự sinh con có quyền nhờ người MTH khi có đủ các điều kiện sau:
- Việc MTH vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Điều kiện đối với người mang thai hộ
Người được nhờ MTH phải có đủ các điều kiện sau:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng MTH;
- Trường hợp người phụ nữ MTH có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thỏa thuận MTH về bản chất nó cũng giống như thỏa thuận về một vụ việc dân sự đều thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc, miễn cưỡng. Việc thỏa thuận này nó có ảnh hưởng rất lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của đôi bên, đặc biệt là về mặt tinh thần. Vì vậy, để kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Thỏa thuận về việc MTH phải được lập thành văn bản có công chứng.Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ MTH ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa thuận về MTH giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này”
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.