Luật Bạch Long
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Luật Bạch Long

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • DỊCH VỤ PHÁP LÝ
    • Pháp luật dân sự
    • Pháp luật Hình sự
    • Pháp luật Hành chính
    • Đất đai – Nhà ở
    • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
    • Hôn nhân – Gia đình
    • Tố tụng tại toà
    • Lao động
    • Hợp đồng – Giao dịch
    • Sở hữu trí tuệ
    • Đấu giá tài sản
    • Công chứng giao dịch
    • Giấy Phép
    • Lập vi bằng
    • Lĩnh vực khác
  • TIN TỨC PHÁP LUẬT
  • Liên hệ

Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng (p1)

bởi Diệp Trọng Sang 14 Tháng Sáu, 202114 Tháng Sáu, 2021

Hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay đang có những bức chuyển mình lớn và ngày càng hoàn thiện hơn. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động TTHS là một chặng đường vô cùng khó khăn và quan trọng. Chỉ khi nào mà pháp luật TTHS được xây dựng chặt chẽ thì hoạt động của bộ máy Nhà nước mới có thể hoàn thiện. Chính vì nhu cầu thực tế này của cuộc sống mà từ cuối thế kỷ XIX khoa học TTHS đã có những nghiên cứu về sự đa dạng phong phú trong cách thức tổ chức hoạt động TTHS trên thế giới nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng, trong tiến trình phát triển lịch sử hàng nghìn năm của TTHS thì mô hình tố tụng tranh tụng đang đáp ứng được những nhu cầu của cải các  tư pháp của Bộ chính trị trong đó thì Toà án với vai trò là cơ quan xét xử đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tranh tụng. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị những ý kiến về vấn đề “Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng”, bài viết sẽ chia làm 02 phần để quý vị có thể đọc dễ dàng hơn. 

ĐỌC THÊM:

Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng (p2)

Bình luận quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm (p1)

Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Ảnh minh hoạ

Tố tụng tranh tụng là một mô hình dựa theo nguyên tắc “ các bên trinh bày”, tức là hai bên trong vụ án hình sự và dân sự sẽ quyết định phạm vi những vấn đề đưa ra cho thẩm phán xem xét, quyết định. Từ đó thẩm phán phải bảo đảm cho hai bên thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình và chỉ thực hiện việc xét xử như một trọng tài trung lập xem xét vấn đề các bên trình bày.Chủ thể buộc tội gồm cơ quan công tố, cơ quan điều tra, bên bị hại. Chủ thể bào chữa gồm người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo và người bào chữa của họ. Chủ thể xét xử là Tòa án (thẩm phán, bồi thẩm đoàn).

Tố tụng xét hỏi (tố tụng thẩm vấn) là mô hình tố tụng mà Thẩm phán, người thực hiện quyền công tố có vị trí trung tâm trong việc chứng minh vụ án, luật sư chỉ đóng vai trò thứ yếu. Người thực hiện quyền công tố và Thẩm phán có vai trò tích cực trong việc chứng minh vụ án, luật sư chỉ có vai trò thứ yếu. Người thực hiện quyền công tố và Thẩm phán điều tra sẽ xem xét tất cả các chứng cứ của vụ án, nếu thấy đủ bằng chứng để kết tội thì mới truy tố và đưa vụ án ra xét xử. 

Căn cứ theo Chương VIII Hiếp pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Theo đó Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân. Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. 

TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Toà án quân sự.

  • Đặc điểm của tố tụng tranh tụng.

Thứ nhất chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội. Suốt quá trình tố tụng, bên buộc tội và bên bào chữa được xác định là các bên có quyền bình đẳng như nhau trong việc sử dụng tất cả các nguồn lực và phương tiện pháp luật cho phép để thực hiện chức năng tố tụng của mình. Cả hai bên đều tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, phỏng vấn nhân chứng và tự lập hồ sơ hình sự riêng để phục vụ mục đích của mình. 

Mô hình tố tụng tranh tụng có các quy định rất phức tạp và chặt chẽ về các chứng cứ được đưa ra sử dụng tại phiên tòa, trong đó không cho phép sử dụng những chứng cứ gián tiếp (chứng cứ nghe nói lại), chứng cứ nhằm đánh vào tình cảm của bồi thẩm đoàn… Tố tụng tranh tụng được thực hiện bằng lời nói, một cách công khai tại phiên tòa. Các bên sử dụng việc kiểm tra chéo để khẳng định hoặc bác bỏ lời khai của nhân chứng. Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ được đưa ra tranh luận tại phiên tòa để ra phán quyết mà không cần biết đến các chứng cứ diễn ra trước phiên tòa. Do hoàn toàn được thực hiện bằng lời nói nên mọi chứng cứ viết, kể cả biên bản của cảnh sát tư pháp cũng không được công nhận là chứng cứ.

Sự thoả thuận nhân tội hay còn gọi là “mặc cả nhận tội” Thẩm phán có thể  bác bỏ thỏa thuận nhận tội nếu thấy rằng, bị cáo chưa hiểu hậu quả của việc nhận tội hoặc không thực sự tự nguyện đưa ra lời nhận tội và có thể không chấp nhận thỏa thuận nhận tội nếu thấy rằng, hành vi phạm tội của bị cáo quá nghiêm trọng không thể cho phép giảm xuống tội nhẹ hơn hoặc hình phạt đưa ra là quá cao hoặc quá thấp.

Trên đây là phần 1 trong bài viết về Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng, trong phần 2 chúng ta sẽ cùng đi vào thực tế để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: luatbachlong@gmail.com

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

0
Facebook
Tin trước
Trinh sát giả là người nước ngoài để phá án
Tin tiếp
Vai trò của Toà án trong mô hình tố tụng tranh tụng (p2)

Bài viết liên quan

Người đại diện theo pháp luật

Chứng minh trong tố tụng dân sự là...

Mạo danh, lấy hình ảnh người khác trên...

Đương sự trong vụ việc dân sự

Phân tích quy định của pháp luật về...

Áp giải, dẫn giải được quy định như...

Tái thẩm trong pháp luật tố tụng dân...

Khi nào tiến hành nhập hoặc tách vụ...

Bình luận quy định của pháp luật Tố...

Kiểm sát viên không được dùng rượu bia...

DANH MỤC DỊCH VỤ

  • Công chứng giao dịch
  • Doanh nghiệp – Đầu tư nước ngoài
  • Đất đai – Nhà ở
  • Đấu giá tài sản
  • Giấy Phép
  • Hôn nhân – Gia đình
  • Hợp đồng – Giao dịch
  • Lao động
  • Lập vi bằng
  • Lĩnh vực khác
  • Pháp luật dân sự
  • Pháp luật Hành chính
  • Pháp luật Hình sự
  • Sở hữu trí tuệ
  • Tin pháp luật
  • Tố tụng tại toà

BÀI VIẾT MỚI

  • Lao động nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc?

    8 Tháng Tư, 2022
  • Kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Công ty Luật TNHH Bạch Long

    21 Tháng Ba, 2022
  • Chứng chỉ quỹ là gì? Điều kiện, hồ sơ chào bán chứng chỉ quỹ

    7 Tháng Ba, 2022
  • Không cần mang giấy khai sinh, giấy kết hôn vì đã có bản điện tử

    24 Tháng Hai, 2022
  • Năm 2022 – Điều khiển, tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người phạt bao nhiêu?

    24 Tháng Hai, 2022

GIỚI THIỆU

Công ty Luật trách nhệm hữu hạn Bạch Long là đơn vị hàng đầu trong lĩnhvực tư vấn pháp lý và tranh tụng tại Toà án.

Facebook Twitter Google + Instagram Pinterest Youtube Snapchat

LIÊN HỆ

CÔNG TY LUẬT TNHH BẠCH LONG

Địa chỉ: Số 10 Ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Email: luatbachlong@gmail.com

Điện thoại/ Zalo: 0975.866.929 – 0975.224.974

Chính sách bảo mật

Theo dõi chúng tôi

Bạch Long Facebook

@2021 - Bản quyền nội dung của Luật Bạch Long

  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS