Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là một loại hợp đồng thường gặp trong cuộc sống khi các cá nhân muốn cùng góp vốn để mở cửa hàng kinh doanh. Vậy hình thức của hợp đồng hợp tác quy định thế nào? Dưới đây, luật sư sẽ đưa ra một số tư vấn liên quan đến vấn đề này
Câu hỏi: Kính gửi Luật sư, cho tôi hỏi về hợp đồng hợp tác như sau: Tôi và 1 người bạn góp vốn mở cửa hàng kinh doanh, như vậy cả 2 đứng tên đồng sở hữu tài sản, giấy phép kinh doanh, nộp thuế… hay 1 trong 2 người cũng được? Có cần phải làm hợp đồng hợp tác khinh doanh không? Nếu không có hợp đồng hợp tác thì khi có tranh chấp xảy ra có được phân chia tài sản hợp tác này không? Cảm ơn Luật sư.
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Bạch Long. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015;
2. Luật sư tư vấn:
Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:
Hiện nay các bạn đang có nhu cầu về việc đóng góp tài sản để thực hiện công việc nhất định. Do đó việc thỏa thuận hợp tác này phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015
“Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”
Việc lập thành văn bản là quy định bắt buộc của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi xảy ra tranh chấp. Do đó, các bạn nên lập hợp đồnghợp tác và bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 505 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau
“Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.”
Trường hợp không lập hợp đồng hợp tác thì khi xảy ra tranh trấp, Tòa án sẽ giải quyết dựa vào việc các bên chứng minh các tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.
Các bạn có quyền thỏa thuận đứng tên đồng sở hữu đối với các tài sản chung hoặc ủy quyền cho một người theo quy định của pháp luật dân sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp
Luật sư Long Xuân Thi
+84 – 097866929
Email: Luatbachlong@gmail.com