Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả. Sự ra đời của Luật Cạnh tranh là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, để dựa vào đó các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo đúng chuẩn mực nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Đồng thời, Luật Cạnh tranh cũng lần đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường được khiếu nại đối với các hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp khác làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới các bạn bài viết về “Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018”. Bài viết sẽ chia làm 3 phần để tiện theo dõi cho mọi người.
ĐỌC THÊM:
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p1)
Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p3)
Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
- Những điểm mới của luật cạnh tranh năm 2018 so với luật Cạnh tranh năm 2004.
Khái niệm về những hành vi ttkt bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện ttkt gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Do Ủy ban cạnh tranh quốc gia đánh giá. Bỏ quy định về việc chiếm hơn 50% thị phần (Điều 30). Luật Cạnh tranh mới đã thay đổi căn bản về tư duy lập pháp, theo đó thừa nhận ttkt là quyền tự nhiên của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Do đó, Luật không quy định cấm ttkt một cách máy móc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia ttkt chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Ngược lại, Luật chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện ttkt khi hành vi ttkt gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh (bao gồm cả bộ phận giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh). Đây là điểm mới quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá việc ttkt: Trước đây luật Cạnh tranh 2004 không có quy định về việc đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động của việc ttkt, như vậy dẫn tới việc khi vào những vụ ttkt phức tạp sẽ không có sự đánh giá đúng và chuyên nghiệp từ đó có thể tạo ra lỗ hổng cho chủ thể tham gia quan hệ “lách luật” cũng như không đảm bảo được lợi ích của những chủ thể khác. Việc đánh giá tác động của vụ việc TTKT theo quy định của luật Cạnh tranh năm 2018 dựa trên đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc ttkt và đánh giá tác động tích cực của việc ttkt. trong đó theo giải trình của cơ quan soạn thảo luật Cạnh tranh các quy định về việc cho hưởng miễn trừ đối với ttkt theo quy định của luật cạnh tranh năm 2004 đã được lồng ghép trong quá trình đánh giá tác động tích cực của việc ttkt dó đó thủ tục xin hưởng miễn trừ đối với ttkt bị cấm quy định trong luật cạnh tranh 2004 cũng được bãi bỏ, không quy định trong luật cạnh tranh năm 2018. Cụ thể Điều 31 luật Cạnh tranh 2018 có quy định những yếu tố để đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc ttkt như sau: a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia ttkt trên thị trường liên quan; b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi ttkt; c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia ttkt trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia ttkt là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; d) Lợi thế cạnh tranh do ttkt mang lại trên thị trường liên quan; đ) Khả năng doanh nghiệp sau ttkt tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể; e) Khả năng doanh nghiệp sau ttkt loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường; g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia ttkt.” Còn Điều 32 quy định những yếu tố để đánh giá tác động tích cực của việc ttkt như sau: a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước; b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế”. Quy định này góp phần cắt giảm thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ quy định về kiểm soát ttkt của pháp luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh 2018 đã thay đổi cách tiếp cận là dựa trên bản chất gây tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế. Chính vì vậy Thông qua hai bước thẩm định sơ bộ và chính thức theo trình tự như sơ đồ sau:
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về “Điểm mới về Tập trung kinh tế trong luật Cạnh tranh năm 2018 (p2) của Luật Bạch Long”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!