Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là dạng của thực phẩm chức năng theo đó có thể hiểu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Thuốc, dược chất được nghiên cứu lâm sàn, cận lâm sàn trong khi đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe có yêu cầu thấp hơn và bằng chứng khoa học (các bài viết, hội thảo, công trình hoa học) viết về tác dụng của nó đối với cơ thể con người, tăng mức đề kháng…Thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất có thể bị gây nhầm lẫn với thuốc dùng trong chữa bệnh nên pháp luật về quảng cáo hay pháp luật về ghi nhãn hàng hóa có những quy định riêng biệt để trách nhầm lẫn từ ý đồ của nhà sản xuất, nhà phân phối nên pháp luật ghi những thực phẩm loại này ghi “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
Ngoài các nội dung mà mọi hàng hóa phải có: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa thì Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin:
– Định lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg), microgam (µg)/ lít (l), mililít (ml); microlít (µl)./ mét khối (m3), decimét khối (dm3), centimét khối (cm3), milimét khối (mm3).
-Ngày sản xuất;
– Hạn sử dụng;
STT | TRƯỜNG HỢP | CÁCH GHI |
1 |
Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ). |
– NSX: 020416 HSD: 021018; hoặc– NSX 02 04 16 HSD 02 10 18; hoặc– NSX: 02042016 HSD: 02102018; hoặc– NSX: 02042016 HSD: 02 10 2018; hoặc – NSX: 02/04/16 – NSX: 020416 – NSX: 020416 – HSD: 021018 – NSX: 160402 (năm/ tháng/ngày) |
2 | Trường hợp không ghi được chữ “NSX”, “HSD” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn. | Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020416 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: “Xem NSX, HSD ở đáy bao bì”. |
3 | Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài NSX”, “HSD” thì phải hướng dẫn trên nhãn. | Ví dụ: Ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là “MFG 020416 EXP 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG” “EXP” trên bao bì. |
4 | Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm. | Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là “SX 02/16” hoặc “SX 02/2016” hoặc “Sản xuất tháng 02 năm 2016”. |
5 | Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm. | Sản xuất năm 2016 thì trên nhãn ghi là “Sản xuất năm 2016” hoặc “Năm sản xuất: 2016”. |
6 | Hạn sử dụng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Nghị định /2017/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates). |
– Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo trường hợp 1, 2, 3 Mục này. – Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là “Sử dụng tốt nhất trước…”. Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ “Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại trường hợp 1, 2 hoặc 3 Mục này. |
-Thành phần hoặc thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;
– Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
– Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
– Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc
hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại:
0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.