Một người tham gia tố tụng với tư cách bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can đối với họ. Bị can tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi cơ quan điều tra đình chỉ điều tra; viện kiểm sát, toà án đình chỉ vụ án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can; hoặc toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi một người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (bị khởi tố bị can), họ trở thành đối tượng buộc tội trong vụ án, điều đó không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội.
Đây là vấn đề có tính chất nguyên tắc, Điều 13 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khỉ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với họ để xác định sự thật. Bên cạnh các nghĩa vụ, bị can còn được pháp luật quy định cho các quyền tố tụng để họ có thể tự bảo vệ mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm.
1. Bị can có quyền:
– Được biết lí do mình bị khởi tố: Bị can cần phải được biết tội danh họ bị khởi tố. Chỉ khi họ biết tội danh mà mình đang bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội thì họ mới có thể đưa ra những chứng cứ, lí lẽ phủ nhận việc buộc tội đó. BỊ can phải được giao nhận quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định này cũng phải giao cho bị can.
– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ: Cùng với quyền được biết mình bị khởi tố về tội gi, bị can có quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ. Khi giao quyết định khởi tố cho bị can, cơ quan điều tra phải thông báo, giải thích cho bị can biết quyền và nghĩa vụ của họ. Không chỉ đơn thuần thông báo các quyền và nghĩa vụ mà còn phải giải thích để bị can có thể hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó.
– Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Bị can có quyền được nhận các quyết định tô tụng có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình. Đồng thời quyết định này cũng đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án theo đúng thủ tục pháp luật, các quyết định phải được đưa ra dưới hình thức văn bản, có căn cứ và đúng pháp luật.
– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội: Bị can có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến vụ án, đây là quyền mà không phải nghĩa vụ của họ. Họ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Trong trường hợp họ từ chối khai báo hoặc khai gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, thái độ khai báo thành khẩn của họ lại được coi là tình tiết giảm nhẹ ưách nhiệm hình sự (điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015). Bị can thường trình bày về những tình tiết có lợi cho minh nhằm chứng minh là mình vô tội hoặc phạm tội nhẹ hơn tội đã bị khởi tố, đưa ra những tình tiết, lí do để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cơ quan điều tra cần phải tôn trọng quyền trình bày lời khai của bị can để có thể xác định sự thật một cách khách quan, không phiến diện, không được dùng những biện pháp trái pháp luật để buộc tội bị can phải khai báo, điều đó là vi phạm quyền của bị can và có thể dẫn tới sai lầm trong kết quả điều tra.
– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Bị can có quyền cung cấp những chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, cơ quan có thẩm quyên điều tra khi nhận được các tài liệu, đồ vật do bị can cung cấp phải tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách khách quan. Bị can cũng có quyền đưa ra những yêu cầu như yêu cầu đọc, ghi chép bản sao tài liệu của vụ án; yêu cầu điều tra lại khi không đồng ý với việc đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 157 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015…
– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật: BỊ can có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, định giá tài sản về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự, quyền và lợi ích hợp pháp của mình; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, giải quyết, nếu không chấp nhận phải trả lời bằng văn bản và nói rõ lí do; có quyền đề nghị thay đổi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, việc họ tiến hành hoặc tham gia tố tụng có thể làm cho vụ án được giải quyết theo hướng không có lợi cho bị can. Các cơ quan có thẩm quyền tiên hành tố tụng phải xem xét, giải quyết yêu cầu của bị can nếu đề nghị đó là có căn cứ.
– Tự bào chữa và nhờ người bào chữa: Bị can có quyền tự bào chữa, bị can có thể dùng những lí lẽ và chứng cứ để gỡ tội và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền bào chữa không chỉ là một quyền độc lập, tách rời với các quyền khác của bị can, bị cáo mà có thể hiểu quyền bào chữa là tổng hoà các quyền của bị can. Ngoài việc đưa ra những lí lẽ biện hộ cho mình, bị can còn thực hiện quyền bào chữa qua các quyền khác như quyền trình bày lời khai, quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu… Các quyền khác của bị can cũng nhằm mục đích thực hiện việc gỡ tội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can. Việc quy định quyền bào chữa của bị can nhằm mục đích nhấn mạnh quyền được chống lại việc buộc tội, quyền tự bảo vệ của bị can trước cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị can có thể nhờ người bào chữa. Trong trường hợp bị can bị khởi tố về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; bị can là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Bị can và đại diện của họ có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và đảm bảo quyền bào chữa của bị can.
– Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hoá liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Bị can có quyền khiếu nại các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng. Quyền này đòi hỏi các chủ thể nói trên phải tuân thủ pháp luật trong khi tiến hành tố tụng, phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét và giải quyết trong thời hạn luật định, kết quả xem xét giải quyết phải được thông báo bằng văn bản cho bị can biết.
Đọc thêm:
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Quy định của pháp luật về tội không tố gác tội phạm
Biện pháp Đặt tiền để bảo đảm trong Tố tụng Hình sự
2. Bị can có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiên hành tố tụng: Trong trường hợp bị can được tại ngoại, khi cần triệu tập bị can để tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các hoạt động tố tụng khác, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải triệu tập bị can bằng giấy triệu tập theo đúng thủ tục luật định, trong đó phải ghi rõ thời gian địa điểm bị can phải có mặt. BỊ can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua ban giám thị frại tạm giam. Bị can có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, Trường hợp vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hoá liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015…
3. Khởi tố vụ án
3.1. Thời điểm khởi tố vụ án:
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143).
3.2. Căn cứ khởi tố vụ án:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau: (Điều 143)
– Tố giác của cá nhân;
– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
– Người phạm tội tự thú.
3.3.Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án
Bao gồm 04 cơ quan sau đây:
– Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết theo quy định;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp theo quy định;
– Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:
Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
– Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.(Điều 153).
4. Khởi tố bị can
4.1. Thời điểm khởi tố bị can
Sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 179).
4.2. Căn cứ khởi tố bị can:
Cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là tội phạm (Khoản 1 Điều 179).
4.3. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can
Bao gồm 03 cơ quan sau đây:
– Cơ quan điều tra (Khoản 1 Điều 179);
– Viện kiểm sát (Khoản 4 Điều 179):
– Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
– Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Khoản 1 Điều 164).
5. Thời gian phê chuẩn khởi tố bị can
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.