Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học hay giới tính xã hội. Tính đến năm 2021, hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại 29 quốc gia (toàn quốc hoặc nhiều khu vực), gần đây nhất là Thụy Sĩ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 26 tháng 9 năm 2021. Ngược lại, 33 quốc gia (đến năm 2021) có định nghĩa về hôn nhân theo giới tính trong hiến pháp dẫn đến ngăn cấm hôn nhân đồng giới, hầu hết được ban hành trong những thập kỉ gần đây như một biện pháp ngăn chặn. Vài quốc gia khác hiến pháp hóa luật Hồi giáo, trong đó thường được giải nghĩa là cấm hôn nhân đồng giới. Ở đa số các quốc gia này, bản thân hành vi đồng tính luyến ái bị xem là tội phạm. Năm 2021, có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Khoảng 100 quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính. Vậy ở Việt Nam, việc kết hôn đồng giới được thực hiện như thế nào? Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn đối với thắc mắc trên như sau:
Theo Điều 7. Hồ sơ, thủ tục về y tế đề nghị xác định lại giới tính
Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:
a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.
Điều 9. Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:
a) Khám lâm sàng:
– Ngoại hình;
– Bộ phận sinh dục ngoài và trong
– Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
b) Khám cận lâm sàng:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:
– Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;
– Xét nghiệm nội tiết tố;
– Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;
– Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.
Điều 10. Chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận y tế cho người đã được xác định lại giới tính.
Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.
Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.
Điều 13. Trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Điều 14. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính
Thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Những người chuyển đổi giới tính phải là những người phiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gien (nhiễm sắc thể), mà có thể xác định được bằng phương pháp y học, chứ không phải theo sở thích, mong muốn cảm tính của cá nhân. Do đó, sau khi xác định lại giới tính bằng phương pháp y học đồng thời về pháp lý cũng cho phép họ đăng ký lại hộ tịch. Các quyền dân sự khác liên quan đến hộ tịch (như quyền kết hôn, nuôi con…) sẽ được thực hiện bình thường.
Sau khi xác định lại giới tính, họ sẽ được sửa hộ tịch và các quyền nhân thân liên quan trên giấy tờ: hộ tịch, khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, văn bằng, chứng chỉ, được đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con (nếu có)…
Thứ nhất: theo nghị định Số: 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính có quy định những đối tượng được xác định lại giới tính là (điều 2)
Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật;
Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính;
Thứ hai: điều 4 nghị định 88/2008/NĐ – CP quy định cấm Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính.
Hiện nay pháp luật việt nam chưa có những quy định về hôn nhân và gia đình cho đối tượng chuyển giới, cũng sẽ không có quy định về thủ tục kết hôn cho người chuyển giới.
Thứ ba: thủ tục đăng ký thay đổi lại giới tính được quy định tại khoản 4 điều 36 nghị định 158/2005/NĐ-CP “4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.”
Như vậy, với đối tượng chuyển đổi giới tính không nằm trong đối tượng được phép đăng ký thay đổi lại giới tính theo quy định của pháp luật. Thứ tư: quyền nhận nuôi con nuôi, căn cứ vào điều 14 luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi.
“ Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”
Luật không có quy định cấm người chuyển giới nhận nuôi con nuôi, vì vậy bạn chỉ cần đối chiếu các điều kiện còn lại theo quy định trên để xem xét có được quyền nhận nuôi con nuôi hay không.
Đọc thêm:
Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay;
Sự dụng điện để diệt chuột gây chết người có thể bị truy tố về tội giết người?;
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định về câu hỏi nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!