- Thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc là gì ?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 63 Bộ luật Lao động năm 2019, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc trao đổi, chia sẻ, tham khảo, thảo thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề xung quanh quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác, cùng lỗi lực hướng tới kết quả hai bên cùng có lợi.
Thương lượng tập thể, theo quy định tại Điều 65 Bộ luật lao động là việc đàm phán, thoả thuận giữa một bên là tổ chức đại diện của người lao động (có thể là một hoặc nhiều tổ chức với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập các điều kiện lao động và quy định về môt quan hệ giữ các bên đồng thời xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà, ổn định.
Phân biệt Đối thoại tại nơi làm việc và Thương lượng tập thể qua khái niệm nêu trên:
Tiêu chí | Đối thoại tại nơi làm việc | Thương lượng tập thể |
Chủ thể tiến hành | Người sử dụng lao động và người lao động hoặc người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động | Tập thể người lao động với người sử dụng lao động
|
Phạm vi | Trong doanh nghiệp | Có thể rộng hơn tới phạm vi ngành |
Mục đích | Chia sẻ, trao đổi thông tin, tham khảo, thảo luận nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác, cùng lỗi lực hướng tới kết quả hai bên cùng có lợi. | Thảo luận, đàm phàn nhằm xác lập các điều kiện lao động mới; Giải quyết vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhằm xây dựng quan hệ lao động ổn định, lâu dài, tiến bộ. |
- Nội dung đối thoại tại nơi làm việc:
Đối thoại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
– Đối thoại khi xảy ra trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mà người sử dụng đưa ra trong quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
– Đối thoại về các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
– Lập phương án sử dụng lao động theo quy định.
– Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định.
– Xây dựng quy chế thưởng cho người lao động.
– Xây dựng nội quy lao động.
– Đối thoại việc tạm định chỉ công việc của người lao động.
-Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
– Điều kiện làm việc;
– Các yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
– Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
– Một số nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
- Quy trình đối thoại tại nơi làm việc
3.1. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc:
– Phía người sử dụng lao động: Tối thiếu 03 người trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, công ty và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:
– Phía người lao động:
+ Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 lao động: Tối thiếu 03 người lao động.
+ Doanh nghiệp sử dụng từ 50 – dưới 150 lao động: Tối thiếu 04 đến 08 người lao động.
+ Doanh nghiệp sử dụng 150 – dưới 300 lao động: Tối thiếu 09 – 13 người lao động.
+ Doanh nghiệp sử dụng 300 – dưới 500 lao động: Tối thiếu 14 – 18 người lao động.
+ Doanh nghiệp sử dụng 500 – dưới 1000 lao động: Tối thiếu 19 – 23 người lao động.
+ Doanh nghiệp sử dụng trên 100 lao động: Tối thiếu 24 người lao động
3.2. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc:
– Người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc nhóm đại diện đối thoại của người lao động để tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
– Thành phần tham gia đối thoại: Gồm đại diện hai bên theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (hoặc theo số lượng thành phần tham dự nêu trên).
– Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu tổ chức đối thoại, các bên phải gửi nội dung đối thoại cho nhau.
– Đối thoại chỉ được tiến hành khi bên phía người sử dụng lao động có sự tham gia của đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền và bên phía người lao động có ít nhất 70% tổng số thành viên đại diện theo quy định tham gia.
– Cuộc đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền, chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động và chữ ký của người lao động/ đại diện nhóm người lao động.
– Sau khi kết thúc đối thoại, chậm nhất là 03 ngày làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc. Những đại diện người lao động tham gia đối thoại có trách nhiệm phổ biến các nội dung chính đến người lao động là thành viên.
3.3. Đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên:
Điều kiện tiến hành tổ chức đối thoại:
– Về phía người sử dụng lao động, nội dung đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
– Về phía người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại theo quy định (ở mục 1.1)
– Bên nhận được yêu cầu đối thoại phải trả lợi bằng văn bản, thống nhất thời gian, địa điểm đối thoại chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu.
– Diễn biến cuộc đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của các bên tham gia đối thoại.
– Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc. Những đại diện người lao động tham gia đối thoại có trách nhiệm phổ biến các nội dung chính đến người lao động là thành viên
3.4. Đối thoại khi có vụ việc
Đối thoại khi có vụ việc xảy ra đối với những trường hợp người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đối ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như:
– Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc;
– Cho thôi việc người lao động vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
– Phương án sử dụng lao động;
– Thang lương, bảng lương, định mức lao động;
– Quy chế thưởng;
– Nội quy lao động;
– Tạm đình chỉ công việc người lao động.
Đối với trường hợp tạm đình chỉ công việc của người lao động, gười sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
Còn các trường hợp còn lại thực hiện như sau:
Bước 1: NSDLSS gửi văn bản cùng các nội dung cần đối thoại đến các thành viên tham gia đối thoại bên người lao động.
Bước 2: Các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên phía người lao động tổ chức lấy ý kiến của người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành từng văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại sau đó gửi lại NSDLĐ.
Bước 3: Căn cứ ý kiến đó, NSDLĐ tổ chức đối thoại về những nội dụng NSDLĐ đưa ra.
Thành phần tham dự đối thoại theo quy định.
Cuộc đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên.
Bước 4: Công khai nội dung đối thoại tịa nơi làm việc chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đối thoại và phổ biến nội dung đối thoại cho người lao động.
- Nội dung thương lương tập thể
Nguyên tắc thương lượng tập thể: Tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, thiện chí, công khai, minh bạch.
Nội dung thương lượng tập thể có thể bao gồm toàn bộ hoặc một số các vấn đề sau:
Thứ nhất về tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác của người lao động.
Thứ hai là mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ và nghỉ giữa ca;
Thứ ba là chính sách bảo đảm việc làm đối với người lao động;
Thứ tư là bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện nội quy lao động;
Thứ năm là các điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
Thứ sáu là cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
Thứ bảy là về việc bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
Ngoài ra còn có thể thương lượng về các nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
- Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
– Chủ thể có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đề xuất nội dung thương lượng tập thể với NSDLĐ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đề xuất, các bên phải thoả thuận địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
– Khi tiến hành thương lượng tập thể, thời gian thương lượng không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu (trừ trường hợp các bên thoả thuận thời gian khác).
– Trong quá trình thương lượng, người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên đại diện người lao động (trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động).
– Tổ chức đại diện người lao động có thể tổ chức thảo luận, lấy ú kiến người lao động về phương thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
– Việc thương lượng tập thể phải được lập thành biên bản, ghi rõ các nội đã/chưa thống nhất. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các bên, sau đó được công bố rộng rãi, công khai đến toàn thể người lao động.
Đọc thêm:
Điều kiện và thủ tục để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
Ý nghĩa của việc quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
Danh mục ngành nghề kinh doanh
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định đối với vấn đề nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!