Trong thời đại ngày nay, việc các quốc gia tích cực thiết lập, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm đang trở thành xu thế tất yếu. Để tạo ra “phản ứng toàn cầu” trong cộng đồng quốc tế nhằm chống lại một cách hiệu quả các loại tội phạm có tính nguy hiểm cao, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế, các quốc gia nói riêng và chủ thể pháp luật quốc tế nói chung đã cùng nhau xây dựng nhiều công cụ mang tính quốc tế, trong đó pháp luật được xem là công cụ then chốt. Một trong những phương thức quan trọng chính là “nội luật hóa” quy định trong các điều ước quốc tế đó vào pháp luật quốc gia. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN”, bài viết sẽ chia làm 03 phần để cho quý vị dễ theo dõi.
ĐỌC THÊM:
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p1)
Bình luận nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của ASEAN (p2)
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế
2. Việc nội luật hóa các quy định về phòng chống tội phạm ma túy.
Một trong những cam kết của các quốc gia thành viên trong Tuyên bố ASEAN về những nguyên tắc chống sử dụng ma túy là nội luật hóa các quy định của ASEAN. Theo đó, các quốc gia cam kết: “Cải thiện các quy định pháp luật trong nước nhằm đẩy mạnh công cuộc phòng chống lạm dụng ma túy và các tác hại của ma túy”. Các quốc gia ASEAN được cho là đã thực hiện khá tốt các hoạt động này. Các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy đều bị coi là tội phạm và được quy định trong các luật riêng về phòng chống tội phạm ma túy (Malaysia, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Philippines, Indonesia, Campuchia) (nhóm 1) hoặc tích hợp trong bộ luật hình sự (Lào) (nhóm 2). Tại Việt Nam mặc dù có Luật phòng chống ma túy năm 2000 nhưng luật này không tiếp cận ma túy dưới góc độ tội phạm và chủ yếu nhìn nhận ma túy là 1 vấn đề văn hóa – xã hội. Vì vậy, tạm xếp vào nhóm 2, nhóm tích hợp các quy định về tội phạm ma túy vào Bộ luật Hình sự (BLHS).
BLHS 2015 đã tách điều 194 BLHS năm 1999 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là tội : “ tàng trữ trái phép chất ma túy” Điều 249; “ vận chuyển trái phép chất ma túy” Điều 250; “mua bán trái phép chất ma túy” Điều 251; “chiếm đoạt chất ma túy” Điều 252. Đồng thời, BLHS 2015 đã bổ sung việc xử lý vi phạm đối với việc buôn bán, vận chuyển các chất ma túy như XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá cây Khat (có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy (các Điều 248, 249, 250, 251, 252).
Như vậy, BLHS Việt Nam sau 5 lần sửa đổi, bổ sung đã dần hoàn thiện các quy định liên quan đến tội phạm ma túy. Các cam kết của Việt Nam trong các thỏa thuận khu vực và quốc tế có vai trò không nhỏ đối với sự thay đổi này, trong đó có các thỏa thuận được ký kết trong khuôn khổ ASEAN. Những sửa đổi, bổ sung liên quan đến tội phạm về ma túy trong BLHS của Việt Nam điều được thực hiện ngay sau khi ASEAN đạt được các thỏa thuận và thông qua các văn kiện cụ thể về tội phạm ma túy. Đây chính là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam với tư cách là 1 thành viên tích cực trong các hoạt động của khu vực và quốc thế vì một mục tiêu chung là đưa ASEAN trở thành khu vực không có ma túy.
- Về khung hình phạt
Việt Nam là một quốc gia áp dụng những hình phạt khía nghiêm khắc đối với các tội phạm về ma túy. Cùng với việc ghi nhận tội phạm ma túy tại một chương riêng trong BLHS, BLHS năm 1999 của Việt Nam đã đưa ra khung hình phạt cao nhất là tử hình cho các tội danh sản xuất ma túy Điều 193, buôn bán ma túy Điều 153 và Điều 194, các tội phạm có tổ chức liên quan đến ma túy Điều 197. BLHS năm 2015 vẫn đang duy trì khung hình phạt tử hình với các tội sản xuất trái phép chất ma túy khoản 4 Điều 248, vận chuyển trái phép chất ma túy khoản 4 Điều 251,. Với các tội phạm khác liên quan đến ma túy, án phạt tù được áp dụng rất nghiêm khắc với mức án cao nhất là tử hình, ví dụ các quy định: khoản 4 điều 248 Tội sản xuất trái phép chất ma túy; khoản 4 điều 250 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; khoản 4 điều 251 Tội mua bán trái phép chất ma túy
So sánh: Cũng giống như Việt Nam, một số quốc gia ASEAN cũng áp dụng đưa ra những khung hình phạt rất nặng đối với tội phạm ma túy như: Tại Lào, tội phạm sản xuất, buôn bán, sử dụng, vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý rất nghiêm khắc, theo đó Điều 146 BLHS Lào sửa đổi quy định: “người nào thực hiện hành vi mua, bán, buôn lậu và sử dụng các loại ma túy trên 500 gam heroin hoặc 3kg Methamphetamine hoặc trên 10 kg tiền chất thì có thể bị phạt tử hình” (trước đây quy định phạt tù từ 10 năm đến chung thân).
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “So sánh pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam và thế giới”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!