Tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/02/2021 đã bổ sung sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số diện người tham gia Hội đồng Hòa giải tranh chấp đất đai.
Đọc thêm: Những điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai
Điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ Hội đồng Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn gồm: |
Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP Hội đồng Hòa giải trong tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn, gồm: | |
1 | Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng |
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng |
2 | Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc | Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc |
3 |
Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; |
Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị hoặc trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; |
4 |
Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; |
Tại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó |
5 | Cán bộ địa chính | Cán bộ địa chính, |
6 | Cán bộ tư pháp | Cán bộ tư pháp |
7 | Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội | |
8 | Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi Làm việc | |
9 | Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc | |
10 | Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; | Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;” |
Như vậy, so với thành phần Hòa Giải tranh chấp đất đai theo Quy định cũ thì Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm: Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi Làm việc; Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc. Để đảm bảo giá trị pháp lý của Biên bản hòa giải, các bên tham gia hòa giải, Hội đồng tổ chức hòa giải cần lưu ý về ba diện người tham gia hòa giải.
Theo Quan điểm của Luật Bạch Long- tổ chức đại diện cho các bên tranh chấp, tham gia nhiều vụ hòa giải thì thấy thực chất, chấp lượng hòa giải tại UBND nhiều khi là hình thức, hợp thức thủ tục tố tụng tại tòa, nguyên nhân thì có nhiều, từ trình độ, phương pháp hòa giải, khách quan của Hội đồng hòa giải, hay sự hợp tác của các bên tranh chấp….trong thời điểm hiện tại, bổ sung một số người tham gia Hội đồng hòa mới chưa giải quyết được chất lượng của Hòa giải mà nhiều khi kéo dài buổi hòa giải, chẳng hạn
(1) Quy định bắt buộc 3 chủ thể tham gia hòa giải (trình bày ngăn cách bằng dấu chấm phẩy (;) trong khi đó không ở khu đô thị liệu có già làng? Không phải trường hợp nào cũng có chức sắc tôn giáo…
(2) Thiếu tiêu chí xác định : thế nào là người có trình độ pháp lý ? ( đã được đào tạo luật; đã công tác trong cơ quan nhà nước, chính quyền…);
Trên đây là giải đáp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.