Thế giới đang ngày càng phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây đang chuyển mình một cách mạnh mẽ trong một bối cảnh kinh tế thị trường diễn ra một cách phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho các nền kinh tế trên thế giới vất vả và suy thoái, với quyết tâm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam chúng ta đã và đang khống chế dịch bệnh rất tốt và từng bước phát triển theo hướng quốc tế. Trong đó nền thương mại quốc tế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng vì các quốc gia tham gia vào mối quan hệ này được phân phối và phát triển thị trường rộng bán hàng và sản xuất với số lượng lớn hơn, phát triển nhiều mặt hàng phong phú hơn chất lượng hơn với sự so sánh sản phẩm của người tiêu dùng với sự cạnh tranh tăng cao trên thị trương quốc tế mà một trong những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế lại chính là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Nhận thấy sự quan trọng đó, trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, bài viết sẽ chia làm 3 phần đễ dễ cho quý vị theo dõi.
ĐỌC THÊM:
Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (p2)
Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (p3)
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế
I. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng hợp đồng được các chủ thể của quan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạt động thương mại của mình.
Để có thể hạn chế hiện tượng xung đột pháp luật, nhiều tổ chức quốc tế đã cho ra đời các băn bản mang tính hướng dẫn để các thương nhân tham khảo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, đồng thời, nhiều quốc gia đã tham gia kí kết các điều ước quốc rế để điều chỉnh vấn đề này. Hai văn bản nổi bật nhất có thể nói tới là “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” PICC (Principles Of International Commercial Contracts) của UNIDROIT và công ước viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
II. Những điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Điều khoản về chủ thể hợp đồng.
Điều trước tiên chúng ta cần xác định về chủ thể của hợp đồng vì đây là bước đầu tiên xác định đối tượng của hợp đồng ở đây là bên bán và bên mua vì đây là bước đầu xác định danh tính của 2 bên hợp đồng từ đó đi tới xác định quyền và nghĩa vụ sẽ thuộc về ai, tiếp tới là những vẫn đề liên đới. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở đây là người hoặc tập thể một số trường hợp thì Nhà nước cũng có thể là chủ thể đặc biệt của quan hệ này.
- Điều khoản về luật áp dụng.
Đây là điều khoản quan trọng giúp các bên có cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ chưa được quy định trong hợp đồng… và là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp. Các bên có thể quy định luật áp dụng là luật của nước người mua, luật của nước người bán hoặc luật của nước trung gian thứ ba.
- Điều khoản về hàng hoá.
Cũng giống như hợp đồng mua bán khác, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải ghi đủ những nội dung về tên hàng hóa, đặc điểm hàng hóa, số lượng và chất lượng hàng hóa. Vì đây sẽ là điều kiện để xác định xem bên bán có vi phạm hợp đồng hay cũng chính là căn cứ quan trọng khi có xảy ra tranh chấp.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về vấn đề “Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế “, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!