Thế giới đang ngày càng phát triển, Việt Nam trong những năm gần đây đang chuyển mình một cách mạnh mẽ trong một bối cảnh kinh tế thị trường diễn ra một cách phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho các nền kinh tế trên thế giới vất vả và suy thoái, với quyết tâm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam chúng ta đã và đang khống chế dịch bệnh rất tốt và từng bước phát triển theo hướng quốc tế. Trong đó nền thương mại quốc tế đóng một vai trò cực kỳ quan trọng vì các quốc gia tham gia vào mối quan hệ này được phân phối và phát triển thị trường rộng bán hàng và sản xuất với số lượng lớn hơn, phát triển nhiều mặt hàng phong phú hơn chất lượng hơn với sự so sánh sản phẩm của người tiêu dùng với sự cạnh tranh tăng cao trên thị trương quốc tế mà một trong những hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế lại chính là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Nhận thấy sự quan trọng đó, trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, bài viết sẽ chia làm 3 phần đễ dễ cho quý vị theo dõi.
ĐỌC THÊM:
Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (p2)
Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (p1)
Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế
-
Điều khoản về bảo hành.
Các bên cần thỏa thuận và quy định rõ về thời hạn bảo hành, các trường hợp được hoặc không được bảo hành và trách nhiệm của bên bán trong việc thực hiện bảo hành vì trường hợp hàng hoá là vô vàn, dù có cố gắng những cũng sẽ có thời điểm hàng bị lỗi dù là cố ý hay vô ý những vẫn có thể có cách giải quyết tốt hơn là mang ra trọng tài thương mại đó là bảo hành trường hợp hàng hoá gặp vấn đề gì đó.
- Điều khoản ngôn ngữ.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoại ngữ luôn là một trở ngại vô cùng lớn cho các bên. Việc hiểu biết không tốt về ngôn ngữ dẫn đến không ít các rủi ro, nhiều khi là rất lớn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đôi khi những sai khác về ngôn ngữ dẫn đến những tranh chấp không đáng có giữa các bên. Vì vậy, việc quy định về điều khoản ngôn ngữ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng.
Trường hợp hợp đồng được lập thành nhiều bản với ngôn ngữ khác nhau Thông thường, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được lập thành các bản với những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, để có thể dịch giống nhau hoàn toàn giữa các bản của hợp đồng là điều vô cùng khó. Trong trường hợp có lỗi dịch thuật hay hiện tượng đa nghĩa sẽ dẫn đến việc các bản hợp đồng có các cách hiểu khác nhau, từ đó xảy ra tranh chấp giữa các bên. Khi đó đâu sẽ là bản được sử dụng để giải quyết tranh chấp? Đây là một vấn đề rất khó để có thể đưa ra câu trả lời, kể cả đối với cơ quan giải quyết tranh chấp. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng thành hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau, một chú ý vô cùng quan trọng là phải ghi rõ bản tiếng nước nào được sử dụng để làm căn cứ.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp xảy ra.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý quy định rõ phương thức giải quyết tranh chấp để đề phòng trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Các bên có thể thoả thuận cách giải quyết tranh chấp ngay từ khi giao kết mang ý nghĩa rõ ràng, ví dụ các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Trong trường hợp này, hai bên sẽ liệt kê ngay ra được tổ chức trọng tài được lựa chọn, địa điểm giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ sử dụng, phân định chi phí và các cam kết khác của các bên (nếu có).
- Điều khoản bất khả kháng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, điều khoản bất khả kháng là cũng là điều khoản hết sức đáng chú ý, dù theo pháp luật nhiều luật, đây không phải là điều khoản chủ yếu hay điều khoản bắt buộc của hợp đồng. Tuy nhiên, xét trên đặc điểm của quá trình mua bán hàng hóa quốc tế, thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài, quá trình chuyên chở hàng hóa mất nhiều thời gian, rủi ro ngoài ý muốn các bên phát sinh cũng nhiều hơn. Mặt khác, quy định về các trường hợp bất khả kháng trong pháp luật các quốc gia khác nhau cũng là rất khác nhau. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi các bên khi có các tình huống rủi ro ngoài ý muốn xảy ra, cũng như tránh các tranh chấp, các bên nên quy định về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Nếu các bên có quy định về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi có những rủi ro xảy ra, các bên sẽ được miễn trách.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về vấn đề “Các điều khoản thường có trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế “, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!