Các trường hợp được đình công theo quy định của pháp luật là gì? Cùng Luật Bạch Long tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây
Xem thêm:
- Mức phạt chậm thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế năm 2021
- Hành vi vi phạm của xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định
- Thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh
Không phải trong mọi trường hợp NLĐ đều được phép thực hiện quyền đình công mà chỉ được thực hiện khi thuộc vào một trong những trường hợp của Điều 199 BLLĐ 2019.
“Điều 199. Trường hợp người lao động có quyền đình công
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.”
Có thể thấy, đối với những trường hợp khi việc đình công xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích cộng đồng, của Nhà nước thì NLĐ còn bị hạn chế quyền này qua quy định nơi sử dụng lao động không được đình công nếu việc đình công có thể đe doạ đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, súc khoẻ của con người.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính