Không phải trong mọi trường hợp NLĐ đều được phép thực hiện quyền đình công mà chỉ được thực hiện khi thuộc vào một trong những trường hợp của Điều 199 BLLĐ 2019.

Điều 199. Trường hợp người lao động có quyền đình công

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.”

Có thể thấy, đối với những trường hợp khi việc đình công xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích cộng đồng, của Nhà nước thì NLĐ còn bị hạn chế quyền này qua quy định nơi sử dụng lao động không được đình công nếu việc đình công có thể đe doạ đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, súc khoẻ của con người.