Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Pháp luật dân sự đã đưa ra các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ, Bảo lãnh, Tín chấp- các biện pháp bảo đảm truyền thống. Bộ Luật dân sự 2015 quy định thêm hai biện pháp bảo đảm: Bảo lưu quyền sở hữu, Cầm giữ tài sản.
Biện pháp bảo đảm Đặt cọc nói riêng, các biện pháp bảo đảm truyền thống nói riêng được hình thành trên cơ sở thỏa thuận nên chịu tác động của các quy định về giao dịch dân sự, hợp đồng.
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đọc thêm: Di chúc có người làm chứng
Tội buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?
- Tồn tại đặt cọc
Tại Điều 358 BLDS năm 2005 đã quy định “việc đặt cọc phải thể hiện bằng văn bản”- quy định này không chỉ là yêu cầu sự chứng minh (chứng cứ) của đặt cọc mà chính là hình thức bắt buộc để xem xét giao dịch đặt cọc (đặt cọc có hiệu lực), nhưng đến Bộ luật dân sự năm 2005 với xu hướng không đặt nặng về vấn hình thức của giao dịch, nên đã có sự thay đổi, theo đó việc đặt cọc chỉ cần được chứng minh có tồn tại (các bên có thỏa thuận về đặt cọc và giao khoản tiền kim khí đá quý hoặc vật có giá trị khác) là được đáp ứng việc đặt có có tồn tại
Hình thức tồn tại của Đặt cọc không phải căn cứ để việc đặt cọc có hiệu lực. Quan trọng có sự “giao” tài sản đặt cọc của các bên. Giả sử các bên có thỏa thuận việc đặt cọc để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 500 triệu đồng, nhưng thực tế bên Đặt cọc có giao 300 triệu đồng cho bên nhận Đặt cọc thì sự tồn tại của Đặt cọc này chỉ là 300 triệu đồng.
- Mối liên hệ giữa đặt cọc và giao dịch, hợp đồng được đặt cọc
Đặt cọc là để bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng, bản thân đặt cọc là một giao dịch dân sự theo Nghị quyết 01_2003_NQ-HDTP Nếu nó đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của Giao dịch dân sự (Điều 17 của BLDS 2015) là việc đặt cọc có hiệu lực. Mặc dù Đặt cọc tồn tại để bảo đảm giao dịch,hợp đồng (thời điểm trước hoặc cùng thời điểm giao dịch hợp đồng) nhưng khi giao dịch, hợp đồng được đặt cọc không có hiệu lực pháp luật thì đặt cọc vẫn có hiệu lực, mặt đặt cọc vô hiệu nhưng hợp đồng được đặt cọc vẫn có giá trị pháp lý. trừ trường hợp các bên thỏa thuận việc đặt cọc vô hiệu thì hợp đồng được đặt cọc cũng vô hiệu hoặc pháp luật có quy định; Đặt cọc không phải là phụ lục hợp đồng được đặt cọc.
- Căn cứ phạt “đặt cọc”
Đặt cọc sinh ra để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng nên khi việc giao kết, thực hiện không xẩy ra thì đặt cọc phát huy hiệu qủa
“nếu bên đặt cọc hoặc bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng….” đây là căn cứ theo được quy định Trong BLDS, “từ chối” có thể hiểu là bằng tuyên bố từ chối, văn bản hay môt hành vi của một bên đối với bên kia. Tại Nghị quyết 01_2003_NQ-HDTP hướng tới cơ cơ sở phạt đặt cọc là do “lỗi”: “bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc”.
Bên nhận đặt cọc có phải chịu lãi từ khoản tiền đã nhận không? Thực tế giải quyết tranh chấp đặt cọc hiện nay, Tòa án không chấp nhận việc tính lãi từ việc đặt cọc
Việc phạt đặt cọc là do các bên thỏa thuận và nếu không có thỏa thuận thì việc phạt sẽ như sau: (i) đối với bên Đặt cọc sẽ mất tài sản đặt cọc; (II) bên nhận đặt cọc sẽ phải trả lại tài sản đặt cọc và khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc
Đọc thêm: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của BLDS năm 2015
Trách nhiệm trả nợ của người chưa thành niên?
- Các trường hợp không phạt cọc
Các bên có thỏa thuận lại việc không phạt cọc, lỗi của cả hai bên dẫn đến không thực hiện được hợp đồng được đặt cọc
Việc đặt cọc vô hiệu: các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu;
Sự kiện bất khả kháng: Đặt cọc là giao dịch dân sự nên nó cũng chịu điều chỉnh về phần giao dịch dân sự chung. Theo Điều 351 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự….” nên khi môt bên (thường là bên Nhận Đặt cọc không thực hiện) thì cũng không phải chịu phạt cọc
Trên đây là một số chia sẻ của Luật Bạch Long. Nếu bạn vẫn đang có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp.
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.