Di chúc là một hành vi pháp lý quan trọng đối với người để để lại di sản cũng như đối với người thừa kế của người để lại di sản. Do đó pháp luật rất khắt khe về hình thức của Di chúc. Trong bài viết này, Luật Bạch Long làm rõ những vấn đề để một di chúc không có người làm chứng nhưng vẫn có giá trị pháp lý.
Đọc thêm: Chia di sản thừa kế khi người thừa kế để lại di chúc miệng
Có được thuê người khác mang thai hộ
Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật
Cá nhân có quyền tự định đoạt tài sản của mình sau khi mình mất, việc định đoạt đó được thể hiện qua di chúc nhưng không phải trường hợp nào di chúc đó cũng đươc chấp nhận, hậu quả của việc không công nhận thì di sản sẽ được chia theo pháp luật và điều này lại không đúng như ý chí ban đầu của người lập di chúc
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về một di chúc đươc coi là hợp pháp 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. ....
Bài viết này, chúng tôi xin tập chung về hình thức của di chúc:
Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
….
Với quy định trên, cho thấy:
1- Di chúc phải bằng văn bản
Đối Di chúc không có người làm chứng không chỉ dừng lại việc chứa đựng, tiếp nhận của người được chỉ định thừa kế, xác định được ý chí của người để di sản do vậy pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản và được người để lại di chúc viết trực tiếp và ký trên đó. Do đó, Văn bản có thể là: văn bản độc lập hay một văn bản được thể hiện trong quyển sổ, hay thiệp….. và Nội dung được thể hiện qua thư điện tử thì không đươc coi là di chúc hợp pháp.
2- Di chúc phải được chính người để lại di sản viết và ký
– Ngôn ngữ thể hiện: Ngôn ngữ có thể là tiếng Việt cũng có thể là ngôn ngữ khác, thực tế Tòa án nhân dân tối cao trong một vụ Giám đốc thẩm đã chấp nhận di chúc bằng tiếng Hoa (tiếng Trung)
-Pháp luật không quy định viết đó phải bằng bút hay hay hình thức nào cụ thể. vấn đề này được hiểu và nên hiểu rộng bằng phương tiện nào thể hiện được nội dung trên văn bản, do đó có thể là bút mực, bút chì, máu… mà chính người để lại di chúc viết ra là được (không bị mờ, nhòe,…) vẫn được chấp nhận.
-Vị trí của ký: pháp luật không quy định ký ở vị trí nào là không hợp pháp, do đó cùng với với nội dung của di chúc thì ký ở vị trí nào tại bản di chúc cũng được coi là hợp pháp, song thực tế thì chữ ký thường là ‘chốt” lại ý chí nên thường thể hiện ở cuối, bên dưới nội dung của di chúc
3- Di chúc không được ký nhưng được điểm chỉ hoặc điểm vừa ký vừa điểm chỉ
Điểm chỉ (vân tay) thường có tính xác thực cao hơn so với chữ ký (chữ ký có thể thay đổi nhưng vân tay luôn ổn định).
Pháp luật quy định việc lập di chúc do chính họ lập và ký tên, điều đó thể khẳng định người đó là một người. Nếu người để lại di chúc không tự viết được hoặc không biết chữ thì có thể lựa chọ hình thức di chúc có người làm chứng hay di chúc công chứng, chứng thực để điểm chỉ xác thực- có lẽ vì lý do này , đã có quan điểm để di chúc không có người làm chứng thì bắt buộc phải được ký tên. Quan điểm này, này quá máy móc (thực tế trong một vụ Giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã thể hiện quan điểm có thể dùng điểm chỉ thay cho ký) nhưng để đảm bảo thì người để lại di chúc nên trách những sự phát sinh không đáng có, nghĩa là nên ký tên thay vì chỉ điểm chỉ.
Việc di chúc vừa điểm chỉ vừa ký tên vẫn được coi là hợp pháp vì pháp luật quy định cần có ký tên là được việc một “ký nhận” khác sẽ không làm mất giá trị của
4- Di chúc không có người làm chứng nhưng lại có “có người làm chứng” ký?
Di chúc do người lập di chúc tự viết và ký vào bản di chúc là di chúc là đủ điều kiện hợp pháp. Việc có thêm người khác ký xác nhận thì đây không phải là trường hợp di chúc có người làm chứng. Do vậy, không cần điều kiện số lượng người chứng hay người làm chứng không phải thuộc trường hợp không được làm chứng….
Trên đây là giải đáp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.