Ở mỗi quốc gia các doanh nghiệp thương mại đều có vị trí quan trọng góp phần điều hoà cung cầu hàng hoá trên thị trường, là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho người sản xuất phân phối hàng hóa, đảm bảo cho quá trình sản xuất, nó cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại các doanh nghiệp thương mại giúp cho nhà sản xuất khuếch trương sản phẩm, khơi dậy nhu cầu khách hàng và giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp do đó cung cấp các thông tin trực tiếp về sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua các nhân viên bán hàng. Quan trọng như vậy nên cần phải có một hành lang pháp lý được đặt ra để có thể bảo vệ quyền lợi của những doanh nghiệp, mặt khác đây cũng là một nhánh quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước. Để được hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ những yêu cầu hay quy định riêng và chung, chúng ta gọi đó là các điều kiện kinh doanh. Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị những phân tích về vấn đề “điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp” trong bài viết này, chủ đề sẽ được chia làm 03 phần để tiện cho việc theo dõi của quý vị.
ĐỌC THÊM:
Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp (p2)
Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp (p3)
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại?
-
Khái quát chung pháp luật về thành lập doanh nghiệp và điều kiện kinh doanh.
- Khái niệm thành lập doanh nghiệp và quyền tự do thành lập doanh nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp.
Về góc độ pháp lí thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp.
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của quyền tự do kinh doanh, theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hình thức “doanh nghiệp” để thực hiện ý tưởng và mục đích kinh doanh của mình với những lựa chọn phù hợp về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mức vốn đầu tư, tên doanh nghiệp, trụ sở và địa điểm kinh doanh,… Nó được thể hiện qua bốn khía cạnh như sau:
- Quyền được chọn loại hình doanh nghiệp để lựa chọn ý tưởng, mục đích đầu tư kinh doanh.
- Quyền được lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn số lượng doanh nghiệp để thành lập.
- Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh.
Khái niệm và đặc điểm về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
1. Khái niệm.
Có nhiều cách hiểu về đkkd khác nhau và phong phú. đkkd có thể hiểu là những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh hay còn gọi đó là môi trường kinh doanh hay là những đòi hỏi phải đáp ứng trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Dưới góc độ về học thuật thì có thể hiểu đkkd là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính và quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hoá bằng hành vi của nhân viên hành chính, có quyền chấp nhận, hạn chế, khước từ việc đăng ký kinh doanh, hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể. Còn nghĩa hẹp hơn thì có thể hiểu đó là những tiêu chuẩn phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được pá dụng cho một ngành hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh cụ thể, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát theo cơ chế hậu kiểm. Hiểu một cách rộng ra thì điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng chính là một trong những đkkd cần phải tuân thủ.
2. Đặc điểm.
Thứ nhất, chủ thể ban hành quy định về đkkd là một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể ở đây là Quốc hội có thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đầu tư kinh doanh cụ thể đối với mỗi ngành, nghề do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thông qua việc ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị định.
Thứ hai, phạm vi áp dụng đkkd là đối với các chủ thể có đăng ký kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Về mặt lý luận, đkkd luôn gắn liền với ngành, nghề kinh doanh cụ thể để. Đây là những ngành nghề mà sự tồn tại phát triển của nó sẽ có ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,… Pháp luật không cấm kinh doanh Nhưng cần thiết phải có sự kiểm soát phù hợp để đảm bảo lợi ích nhiều mặt khi tiến hành đầu tư kinh doanh.
Thứ ba, đối tượng thực hiện quy định về đkkd là các chủ thể kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Mọi doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, đều phải thực hiện quy định về đkkd nếu có đăng ký kinh doanh những ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thứ tư, về thẩm quyền công nhận, xác nhận đủ đkkd tùy thuộc vào ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ có thẩm quyền công nhận, xác nhận đkkd.
3. Phân loại điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
Dựa vào nội dung của điều kiện kinh doanh ta có thể chia thành 2 loại:
- Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Tức là những điều kiện về cơ sở vật chất hay vị trí,… tùy vào từng ngành, nghề khác nhau.
- Điều kiện về nhân sự. Tức là những điều kiện về con người với các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, được quy định phù hợp với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Dựa vào cách thức thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, có thể chia thành hai loại:
- Loại đkkd cần thực hiện thủ tục xác nhận bằng văn bản. Thuộc nhóm này doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép cấp giấy chứng nhận đủ đkkd. Trong một số trường hợp, pháp luật tuy không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin phép vào đăng ký để được cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép nhưng yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố công khai việc đáp ứng đkkd tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Loại đkkd do doanh nghiệp tự thực hiện, không phải làm thủ tục xác nhận hoặc xin phép. thuộc nhóm này doanh nghiệp tự đối chiếu các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị điều kiện về nhân sự và có nghĩa vụ tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động.
Về hình thức của điều kiện kinh doanh được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
c) Chứng chỉ hành nghề;
d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
đ) Văn bản xác nhận;
e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;”
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “đkkd khi thành lập doanh nghiệp”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!