Ở mỗi quốc gia các doanh nghiệp thương mại đều có vị trí quan trọng góp phần điều hoà cung cầu hàng hoá trên thị trường, là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho người sản xuất phân phối hàng hóa, đảm bảo cho quá trình sản xuất, nó cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại các doanh nghiệp thương mại giúp cho nhà sản xuất khuếch trương sản phẩm, khơi dậy nhu cầu khách hàng và giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp do đó cung cấp các thông tin trực tiếp về sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua các nhân viên bán hàng. Quan trọng như vậy nên cần phải có một hành lang pháp lý được đặt ra để có thể bảo vệ quyền lợi của những doanh nghiệp, mặt khác đây cũng là một nhánh quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước. Để được hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ những yêu cầu hay quy định riêng và chung, chúng ta gọi đó là các Điều kiện kinh doanh. Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị những phân tích về vấn đề “Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp” trong bài viết này, chủ đề sẽ được chia làm 03 phần để tiện cho việc theo dõi của quý vị.
ĐỌC THÊM:
Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp (p1)
Điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp (p2)
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại?
-
Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
Để hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh cần thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, em xin đưa ra một số ý kiến cá nhân để có thể hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thương mại như sau:
Thứ nhất, Việc đặt ra các quy định về điều kiện kinh doanh là hết sức cần thiết, tuy nhiên phải hết sức cân nhắc những ngành, nghề nào thực sự cần thiết mới nên đưa ra các điều kiện kinh doanh, tránh tình quá nhiều ngành, nghề có điều kiện kinh doanh gây mệt mỏi, tốn kém cho doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh, từ đó loại bỏ những quy định không phù hợp và sắp xếp có hệ thống các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh một cách khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, tổ chức gia nhập thị trường, tránh kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, Phát huy tính sáng tạo của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh. Đảm bảo tác động đồng đều đến các doanh nghiệp và phải hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ hai, về phía các chủ thể kinh doanh đặc biệt là doanh nghiệp, là những người chịu tác động trực tiếp từ các quy định về điều kiện kinh doanh khi phát hiện những điểm bất cập từ các quy định này phải mạnh dạn phản ánh, góp ý kiến một cách kịp thời, quyết liệt thông qua các hiệp hội ngành, nghề. Những thông tin này được phản ánh một cách kịp thời đến các cơ quan chức năng sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng ngày càng minh bạch, thuận lợi hơn cho các chủ thể gia nhập thị trường và kinh doanh có hiệu quả.
Tính toàn diện và đồng bộ của các quy định cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Để làm được điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật phải điều chỉnh kịp thời những mối quan hệ mới phát sinh để kịp với thời đại, những quy định trùng lặp và chồng chéo phải được rà soát lại để tìm ra một quy định chung cho cả hai, nội dung những văn bản thấp hơn thì không được trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Đảm bảo được tính phù hợp và ổn định với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.
Sửa đổi và bổ sung các quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp phép để xác định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền cấp phép và quy định lại trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cũng như quy định rõ ràng, minh bạch đối với những ngành nghề mà họ có thẩm quyền cấp phép tránh tình trạng tới khi xảy ra sai phạm lại không biết phải xử lý ai và cũng không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm.
Trên cơ sở rà soát điều kiện kinh doanh hiện hành tiến tới loại bỏ hoặc chuyển đổi những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp cùng sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải rà soát và đưa sửa đổi những điều kiện này, việc chuyển đổi theo hai hướng đối với những điều kiện kinh doanh cần cấp phép nhưng không còn phù hợp có thể chuyển thành hình thức ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không cấp phép, ngược lại với ngành nghề có điều kiện kinh doanh không được cấp phép nhưng lại do sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội đã yêu cầu của quản lý chặt chẽ hơn có thể nghiên cứu áp dụng hình thức điều kiện là giấy phép giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Về điều kiện kinh doanh về cơ sở vật chất, như đã nêu trên những quy định đang có phần mang tính can thiệp và kìm hãm một số doanh nghiệp muốn thành lập, điều này đi trái lại với mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới là một “quốc gia khởi nghiệp” do đó cần phải nhận thấy hiện nay mạng internet đang phát triển tới thời đại “4.0” tiệm cận “5.0” cần quy định lại về những yêu cần về cơ sở vật chất, cái nào nhiều thì giảm, cái nào không còn phù hợp thì loại bỏ đi. Không chỉ riêng về điều kiện về cơ sở vật chất ngay cả điều kiện về nhân sự cũng vậy.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long về vấn đề “đkkd khi thành lập doanh nghiệp”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!