Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
1. Quy định về việc kháng cáo quá hạn
Vấn đề thời hạn kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 333 và Điều 337 BLTTHS năm 2015, cụ thể Điều 333 quy định:
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
Và Điều 337 về thời hạn kháng nghị:
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2.Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Theo đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cao được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Đặc biệt, trường hợp kháng cáo sau khi đã hết thời gian theo quy định được gọi là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn , Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 3 thẩm phán để xem xét kháng cáo quá thời hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Việt Kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng kháng quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định
Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát.
2. Căn cứ pháp lý về kháng cáo quá hạn
Để khắc phục những trường hợp bất khả kháng làm cho người có quyền kháng cáo không thực hiện được quyền kháng cáo trong thời gian luật định, Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc kháng cáo quá hạn nếu có lí do chính đáng có thể được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có điểm tiến bộ hơn Bộ luật Tố tụng hình sự năm cũ khi đã nêu lý do chính đáng bao gồm bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo nhưng được hiểu rõ hơn.
Điều 335. Kháng cáo quá hạn
1. Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
4. Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.
5. Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
3. Điểm mới về kháng cáo quá hạn
Để khắc phục những trường hợp bất khả kháng làm cho người có quyền kháng cáo không thực hiện được quyền kháng cáo trong thời gian luật định, Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc kháng cáo quá hạn nếu có lí do chính đáng có thể được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có điểm tiến bộ hơn Bộ luật Tố tụng hình sự năm cũ khi đã nêu lý do chính đáng bao gồm bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo nhưng được hiểu rõ hơn là thiên tai, dịch hại, lí do sức khỏe của bản thân hoặc gia đình người có quyền kháng cáo làm cho họ không thể thực hiện được quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Đọc thêm:
Thời hạn kháng cáo và kháng cáo quá hạn
Bình luận quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm (p3)
Tái thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự
4. Lý do kháng cáo quá hạn
Trong trường hợp này: “Lý do chính đáng” là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, ví dụ: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải nằm viện điều trị…
5. Xét lý do kháng cáo quá hạn
Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 234 của Bộ luật Tố tụng hình sự; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa.
Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn kháng cáo. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng.
Phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn không bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trước khi Hội đồng xét xử thảo luận, một thành viên của Hội đồng xét xử nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáo quá hạn, các giấy tờ, tài liệu chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét xử yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp có đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia thì đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phát biểu ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Tòa án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
6. Quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn
Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn mà hồ sơ vụ án Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý, thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung đối với kháng cáo quá hạn đó. Nếu hồ sơ vụ án đang ở Tòa án cấp sơ thẩm, thì sau khi nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn cùa Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi ngay hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp ngay trước khi mở phiên tòa mà Tòa án cấp phúc thẩm mới nhận được kháng cáo quá hạn, thì trước khi khai mạc phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn.
Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo quá hạn hoặc chấp nhận kháng cáo quá hạn, nhưng toàn bộ nội dung kháng cáo đó có liên quan đến các kháng cáo khác hoặc kháng nghị thì Hội đồng xét xử tiến hành khai mạc phiên tòa và xét xử vụ án theo thủ tục chung. Nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo đó là độc lập không liên quan đến kháng cáo khác hoặc kháng nghị, mà những người tham gia phiên tòạ có yêu cầu hoãn phiên tòa hoặc người có liên quan đến phần kháng cáo độc lập đó chưa được thông báo, chưa được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Thẩm phán Tòa án cấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét xử xét lý do kháng cáo quá hạn vẫn có thể tham gia Hội đồng xét xử vụ án theo thủ tục chung.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: Số 92 Phố Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.