Câu hỏi: Chào luật sư, tôi muốn hỏi là trong trường hợp sau khi ly hôn mà gặp khó khăn thì có quyền yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng? Cảm ơn Luật sư!
Trả lời: Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn đối với thắc mắc trên như sau:
Cần phải xác định trong trường hợp của bạn, bạn muốn bên còn lại cấp dưỡng cho mình hay cấp dưỡng cho mình. Với mỗi trường hợp pháp luật sẽ có những quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Với trường hợp bạn yêu cầu cấp dưỡng cho mình thì Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Như vậy, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng không hiển nhiên được đặt ra mà cần tuân theo một số điều kiện nhất định:
Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lí do chính đáng. Đây là cơ sở quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Có thể hiểu khó khăn, túng thiếu ở đây là không có đủ khả năng lao động để duy trì cuộc sống của mình. Lý do chính đáng dẫn đến tình trạng đấy phải là những lý do như: ốm đau, tai nạn, già yếu,… Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sự nhưng không có lí do chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng… thì sẽ không được cấp dưỡng. Khi người được cấp dưỡng thoả mãn điều kiện trên họ có thể trực tiếp yêu cầu người phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Toà án nhờ Toà án bảo vệ quyền lợi cho họ.
Thứ hai: Bên cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng. Bởi nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họ cũng không thể làm điều gì cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Với trường hợp bạn yêu cầu cấp dưỡng cho con chung của hai người thì theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”.
Thứ nhất: Đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con đẻ và con nuôi chung của hai vợ chồng. Con được cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc nếu đã thành niên thuộc diện không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Theo nguyên tắc chung, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung đến khi con chung đã thành niên (đủ mười tám tuổi). Trong trường hợp con chung đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khoẻ và có thể lao động tự túc được.
Thứ ba: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con chung phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Quy định này đặt ra là một nghĩa vụ mà cha, mẹ phải thực hiện cho con của mình nên nếu con của hai người thuộc trường hợp phai cấp dưỡng như trên bên còn lại bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Đọc thêm:
Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay;
Tư vấn về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn;
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định về câu hỏi nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!