Bảo đảm quyền khiếu nại là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (Điều 32 BLTTHS). Các vấn đề về khiếu nại trong quá trình giải quyết vụ án hình sự sau đó đã được quy định cụ thể tại Chương XXXIII BLTTHS. Cùng Luật Bạch Long tìm hiểu về vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đối với đất tái định cư
- Hồi chuông cảnh báo về việc quản lý người bị tâm thần phạm tội?
- Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo theo quy định của pháp luật
1. Người có quyền khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Điều 496 BLTTHS quy định về người có quyền khiếu nại. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân là các chủ thể có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, BLTTHS quy định các chủ thể sau có thẩm quyền giải quyết (GQ) khiếu nại, gồm:
+ Viện trưởng VKSND các cấp
+ Chánh án Tòa án nhân dân các cấp
+ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra
+ Cấp trưởng Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các chủ thể trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo các trường hợp quy định cụ thể từ Điều 474 đến Điều 477 BLTTHS.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Theo quy định tại Điều 472 BLTTHS, người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ sau:
* Quyền của người khiếu nại:
– Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người đại diện để khiếu nại;
– Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
– Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
– Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của người khiếu nại:
– Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết (GQ) khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
– Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
3. Thời hiệu khiếu nại
Theo quy định tại Điều 471 BLTTHS, thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
4. Trình tự, thủ tục thụ lý và giải quyết khiếu nại
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
Kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý, trong thời hạn GQ khiếu nại theo quy định của BLTTHS, cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (sau đây gọi chung là người giải quyết khiếu nại) phải thụ lý và thực hiện các thủ tục dưới đây:
– Ban hành văn bản yêu cầu người khiếu nại trình bày về nội dung khiếu nại và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến những nội dung bị khiếu nại.
– Kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại (trường hợp cần tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung khiếu nại).
– Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
– Trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau, nếu thấy cần thiết thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại.
– Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết, nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong thì người giải quyết khiếu nại xem xét gia hạn thời hạn xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại.
– Kết thúc việc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết.
– Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại thì ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại.
Ngoài ra việc GQ khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Luật Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính