Điều 2 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định nhiệm vụ của BLTTHS là “bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của tổ chức, cá nhân được bảo vệ và tôn trọng, BLTTHS cho phép giải quyết cả vấn đề dsliên quan đến tội phạm. Việc giải quyết vấn đề dstrong vahs là một trong những chế định quan trọng của luật tố tụng hình sự và được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản tại Điều 30 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong lý luận cũng như thực tiễn, nguyên tắc “giải quyết vấn đề dstrong vahs” chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Vì vậy, hôm nay Luật Bạch Long sẽ gửi tới quý vị một số ý kiến của mình về vấn “Nguyên tắc giải quyết vấn đề dstrong vụ án hình sự” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” để nghiên cứu.
ĐỌC THÊM:
Giải quyết vấn đề dstrong vụ án hình sự (p2)
Giải quyết vấn đề dstrong vụ án hình sự (p3)
Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành
1. Một số vấn đề lý luận
1.1. Khái niệm nguyên tắc “giải quyết vấn đề dstrong vahs”
Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự mà họ còn phải chịu trách nhiệm dsdo hành vi phạm tội gây ra. Có nghĩa là, khi giải quyết vahs mà tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản… của cá nhân, tổ chức thì ngoài việc điều tra, truy tố, xét xử về hình sự, áp dụng, thi hành hình phạt đối với người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.
Trong trường hợp đó, BLTTHS quy định nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vahs (Điều 30): “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vahs được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”.
Ở đây, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được hiểu là những quan hệ về đòi tài sản; đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất hoặc bị hủy hoại; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại; đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị hành vi phạm tội xâm phạm… hay nói cách khác, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải tất cả những quy định của Chương XX Bộ luật Dân sự năm 2015 đều là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Chỉ có những thiệt hại nào do tội phạm gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó mới là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ vào các yếu tố: có tội phạm xảy ra, có thiệt hại, có quan hệ nhân quả giữa tội phạm và thiệt hại.
Như vậy, nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vahs” là những phương châm, định hướng chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự trong việc giải quyết các quan hệ về bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự.
1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vahs”
Thứ nhất, việc quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Khi thực hiện hành vi phạm tội, bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì bị can, bị cáo còn phải chịu trách nhiệm dân sự với tính chất là một chế tài được áp dụng đối với người gây thiệt hại. Do đó, nó có ý nghĩa giáo dục đối với bản thân người gây thiệt hại và có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Thứ hai, quan hệ dân sự trong vụ án hình sự không đơn thuần chỉ là một quan hệ dân sự mà việc thực hiện trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo còn nhằm thực hiện trách nhiệm hình sự của họ (chẳng hạn, người phạm tội trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại… là để thực hiện một biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tức là để thực hiện một yêu cầu của trách nhiệm hình sự).
Thứ ba, trong một số trường hợp, việc giải quyết vấn đề dân sự, hay xác định rõ ràng tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời còn có giá trị như là chứng cứ để chứng minh về tội phạm, là cơ sở để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo.
Thứ tư, nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vahs” còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho các quyền cơ bản của công dân được bảo vệ và tôn trọng. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, công dân được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức và xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đều phải bồi thường và bị xử lý theo pháp luật.
Thứ năm, việc quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vahs còn có ý nghĩa đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác, nhanh gọn, đỡ tốn kém về thời gian, công sức; bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan khi bị tội phạm xâm hại. Nhiều chứng cứ trong vụ án hình sự có thể làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề dân sự. Ngoài ra, những đặc điểm đặc trưng của tố tụng hình sự về các nguyên tắc, thủ tục, thời hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng so với những đặc điểm của tố tụng dân sự cũng góp phần tăng tính khả thi trong việc thực hiện các quyết định về dân sự trong vụ án hình sự.
2. Nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
2.1. Lịch sử nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Pháp luật Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 chưa có sự phân biệt rõ các quy định về dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự… Các trường hợp vi phạm pháp luật thường được xử lý bằng vụ án hình sự mà ít có trường hợp tranh chấp dân sự thuần túy. Khi giải quyết một vụ án hình sự thì đồng thời giải quyết luôn cả phần dân sự trong vụ án đó.
Từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, BLTTHS năm 1988 chưa quy định nguyên tắc “giải quyết vấn đề dân sự trong vahs” là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn được quy định trong Bộ luật thông qua các Điều 39 về người bị hại và Điều 40 về nguyên đơn dân sự. Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vahs còn được quy định trong một số văn bản hướng dẫn hay báo cáo tổng kết công tác ngành của Tòa án nhân dân tối cao như: Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1993; Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng; Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự. Khi BLTTHS năm 2003 ra đời, lần đầu tiên giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được khái quát lên thành một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 còn quy định khá đầy đủ về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ.
BLTTHS năm 2003 đã quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vahs là một nguyên tắc cơ bản xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có vấn đề dân sự, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vahs chi phối toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng cũng phải xác minh làm rõ những tin báo có liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án làm cơ sở cho Điều tra viên tiến hành điều tra, xác minh nhằm làm sáng tỏ vụ án. Trong giai đoạn điều tra, bên cạnh việc thu thập chứng cứ chứng minh về phần trách nhiệm hình sự, Điều tra viên còn phải thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự trong vụ án. Khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì cũng phải nêu rõ vấn đề dân sự cần giải quyết. Ở giai đoạn xét xử, bên cạnh việc quyết định về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, Tòa án phải đưa ra những phán quyết để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án. Đến giai đoạn thi hành án, việc thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thực hiện một cách đầy đủ là một trong những điều kiện để xét giảm án, tha tù đối với người bị kết án.
Thứ hai, nội dung của nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thể hiện phương châm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động tố tụng hình sự nói chung và về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nói riêng là nhân đạo, công bằng, dân chủ, kỷ cương và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc giải quyết vụ án hình sự bao gồm giải quyết phần trách nhiệm hình sự và giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, có hiệu quả, đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vahs là bảo đảm pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, đồng thời còn là những bảo đảm pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bên cạnh đó, quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự còn góp phần vào việc đảm bảo cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách thống nhất.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!