Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn các quy định pháp luật đối khi Bàn luận về Hợp đồng; Hợp đồng đầu tư quốc tế trên như sau:
1. Hợp đồng
Hợp đồng nói chung có thể được hiểu là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.
Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.
Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng chung là: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, Bộ luật cũng quy định về các hình thức, nội dung của Hợp đồng; về hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể…
Trên thực tế, hợp đồng có rất nhiều loại, ví dụ: Hợp đồng xây dưng, hợp đồng dịch vụ; hợp đồng xây dựng; hợp đồng thương mại; ….
Về hợp đồng thương mại, trên thực tế có nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hợp đồng kinh tế, hai loại hợp đồng này có một số điểm chung trong hoạt động thực hiện, tuy nhiên về bản chất hai loại hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế không phải là một loại hợp đồng.
– Về hình thức, hợp đồng thương mại được lập bằng lời nói, văn bản nhằm thể hiện rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động thương mại. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho quá trình thực hiện, cùng quá trình xử lí khi có tranh chấp được tốt nhất, các bên thường lập bằng văn bản.
Về nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại được lập bằng văn bản gồm có:
– Thông tin cụ thể của hai bên cùng thông tin của người đại diện ký hợp đồng của các bên.
– Thông tin sản phẩm, công việc gồm: Chỉ số kỹ thuật sản phẩm, đơn giá, số lượng, khối lượng công việc cần thực hiện;
– Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng mà hai bên xác định.
– Điều khoản xác định cụ thể giá trị hợp đồng cùng hình thức thanh toán.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi tham gia hợp đồng.
– Các cam kết bảo mật ( nếu có).
– Xử lí phạt vi phạm hợp đồng cùng trường hợp bất khả kháng. Phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng.
– Các điều khoản thi hành chung của hợp đồng.
– Xác nhận của các bên chủ thể tham gia thông qua người đại diện.
2. Hợp đồng thương mại
Theo Luật Thương mại hiện hành của Việt Nam, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.
Hay hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
3. Đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế có các đặc điểm cơ bản như sau:- Chủ thể của quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hay hoặc có nơi cư trú khác nhau – Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp lý khác. Thông thường đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia, tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan
– Đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên
– Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau như: Điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ, tiền lệ, luật quốc gia …
Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cí thể kể đến là những điều kiện sau:
– Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý
– Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật
– Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định. Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng
– Hình thức của hợp đồng: Về hình thức Hợp đồng thương mại sẽ thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương, ví dụ: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…
4. Hợp đồng đầu tư quốc tế
Hợp đồng đầu tư quốc tế là hợp đồng được đàm phán, ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và bên kia là chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ hay doanh nghiệp nhà nước của một quốc gia. Một định nghĩa khác chi tiết hơn, nêu rõ đặc trưng của loại hợp đồng này: “là hợp đồng đầu tư mà quốc gia hay một thực thể của quốc gia được độc quyền kiểm soát một lĩnh vực kinh tế của quốc gia đó, ký kết với một thực thể nước ngoài có ý định thiết lập một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với quốc gia hay một thực thể của quốc gia trong lĩnh vực kinh tế.”
Như vậy, các bên trong hợp đồng đầu tư quốc tế sẽ là nhà đầu tư nước ngoài và bên kia là chính phủ hoặc cơ quan thuộc chính phủ hay doanh nghiệp nhà nước của một quốc gia… Các chủ thể sẽ ký kết với nhau bằng hợp đồng và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình….
Tuy vấn đề hợp đồng đầu tư quốc tế trong TPP đã bị ngưng khi CPTPP thay thế TPP và vì thế loại trừ vi phạm hợp đồng khỏi phạm vi áp dụng của cơ chế giải quyết tranh chấp trong CPTPP, nhưng định nghĩa trong TPP cũng cho thấy sự thống nhất của các nước đàm phán TPP về hợp đồng đầu tư. Điều 9.1 của TPP quy định: “Hợp đồng đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết và có hiệu lực sau ngày Hiệp định này có hiệu lực giữa cơ quan quản lý cấp trung ương của một Bên với khoản đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh hoặc nhà đầu tư của Bên khác mà tạo ra quyền và nghĩa vụ giữa hai bên, có giá trị ràng buộc theo luật áp dụng quy định tại Điều 9.25.2 (Luật áp dụng), dựa trên hợp đồng đó đầu tư theo Hiệp định này hoặc nhà đầu tư thành lập hay mua lại khoản đầu tư, mà không bao gồm hợp đồng này, điều đó trao quyền cho đầu tư hoặc nhà đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định:
– Đối với tài nguyên thiên nhiên do cơ quan quản lý quốc gia kiểm soát, như dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản đất hiếm, gỗ, vàng, quặng sắt và các tài nguyên khác, bao gồm cả quyền khai thác, chiết xuất, tinh lọc, vận chuyển, phân phối, hoặc chuyển nhượng;
– Để thay mặt cho Bên đó cung cấp dịch vụ cho công chúng sử dụng: đốì với sản xuất hoặc phân phối điện, xử lý hoặc phân phốỉ nưốc, viễn thông, hoặc các dịch vụ tương tự được cung cấp thay mặt cho Bên đó cho công chúng sử dụng; hoặc
– Để thực hiện dự án hạ tầng như xây dựng đường, cầu, kênh, đê, đường ốhg hoặc các dự án tương tự; với điều kiện công trình hạ tầng đó không nhằm mục tiêu sử dụng độc quyền, chủ yếu cho chính phủ hoặc vì lợi ích của chính phủ;
– Pháp luật và thực tiễn các nước về hợp đồng đầu tư quốc tế quy định/quan niệm về hợp đồng đầu tư quốc tế khá giống như cách hiểu nêu trên của UNCTAD. Mặc dù vậy, đa số hợp đồng đầu tư quốc tế là những thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước hoặc cơ quan nhà nước, trong đó quy định trách nhiệm của mỗi bên, chủ yếu liên quan đến việc phát triển, xây dựng và kinh doanh dự án của nhà đầu tư nước ngoài.
5. Bản chất về hợp đồng đầu tư quốc tế
Hợp đồng đầu tư quốc tế được coi là một văn bản pháp lý có chứa đựng yếu tố bảo hộ đầu tư nước ngoài, thường được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật, chủ yếu là nội luật của nước nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư thường coi hợp đồng đầu tư quốc tế là hợp đồng nhà nước (state contracts), một dạng hợp đồng đặc biệt, nhưng quốc gia vẫn có quyền miễn trừ tư pháp như trong các trường hợp thông thường khác trừ khi việc từ bỏ quyền này được nêu rõ trong điều khoản hợp đồng.
Một số điều ưóc quốc tế về đầu tư cũng điều chỉnh hợp đồng đầu tư quốc tế khi có quy định vi phạm hợp đồng sẽ cấu thành vi phạm nghĩa vụ tôn trọng hợp đồng trong điều ước quốc tê đó (umbrella clause). Ngoài ra, một số điều khoản trong hợp đồng đầu tư quốc tế được cho là có tác dụng quốc tế hóa nó (internationalisation) và khiến cho hợp đồng không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi điều chỉnh của nội luật mà có thể được xem xét bỏi các cơ chế quốc tế như trọng tài quốc tế.
Đọc thêm:
Điểm mới nổi bật tại Nghị định 31 hướng dẫn Luật đầu tư
Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định về vấn đề nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để biết thêm chi tiết.
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!