Tranh chấp về đầu tư quốc tế (ĐTQT) là những tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư giữa nhà nước nơi tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư từ quốc gia khác phát sinh trên cơ sở Điều ước quốc tế về đầu tư (ĐƯQTVĐT); tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước cụ thể liên quan đến hoạt động đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hay luật quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư; tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến giải thích, thực hiện các ĐƯQTVĐT… Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn các quy định pháp luật như sau:
1. Tranh chấp
Một trong những mặt trái ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quốc gia nhận đầu tư là tranh chấp đầu tư quốc tế. Đây là vấn đề tất yếu phát sinh từ đầu tư nước ngoài mà các quốc gia nhận đầu tư chỉ có thể hạn chế mà khó có thể tránh hoàn toàn.
Trước hết, thuật ngữ “tranh chấp” nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyển lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan.
Đối với tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng được hiểu như vậy. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa tranh chấp đầu tư quốc tế với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước.
Cách hiểu về nội hàm của hai cụm từ này khác nhau trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Một số nghiên cứu pháp luật quốc tế hoặc điều ước quốc tế chuyên biệt về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (điển hình là Công ước năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia vối công dân của các quốc gia khác – Công ước ICSID) và đạo luật của quốc gia.
Ví dụ: Luật Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của năm 2008, sửa đổi năm 2013 (Canada) quy định giữa Settlement of International Investment Disputes Act) đồng nhất tranh chấp đầu tư quốc tế (International Investment Dispute) với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước (Investor-State Dispute).
Nhưng ngược lại, đối với nhiều quốc gia quan niệm tranh chấp đầu tư quốc tế rộng hơn, theo đó tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước chỉ là một loại trong những tranh chấp đầu tư quốc tế. Ví dụ như tại đất nước Việt Nam…
2. Tranh chấp đầu tư quốc tế
Cơ sở pháp lý: Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Trong phán quyết năm 1924 về vụ tranh chấp Mavrommatis, Toà án Thường trực Công lý quốc tế (tiền thân của Toà án Công lý quốc tế) đã định nghĩa tranh chấp như sau:“tranh chấp là sự bất đồng về mặt pháp lý hay trên thực tế, sự xung đột về mặt quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai hay nhiều người trở lên”. Trong một phán quyết khác của Toà án Công lý quốc tế, “tranh chấp được hiểu là một tình huống trong đó hai bên có các quan điểm đối lập liên quan tới câu hỏi về thực hiện hoặc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó trong hiệp ước”.
Từ điển Luật học Black định nghĩa: “tranh chấp được hiểu là mâu thuẫn hay bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các bên; sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi của một bên bị đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia”.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các Hội đồng trọng tài của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International Center of Settlement Investment Dispute – ICSID) đã áp dụng khái niệm tranh chấp tương tự, thường dựa vào cách định nghĩa của Toà án Thường trực Công lý quốc tế và Toà án Công lý quốc tế
Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg đã nêu rõ:
“Tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này là tranh chấp phát sinh từ việc Nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi chung là Chính phủ Việt Nam) hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) dựa trên cơ sở:
– Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định bảo hộ đầu tư), trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa Nhà đầu tư nưốc ngoài và Chính phủ Việt Nam tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền; hoặc
– Hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nưốc Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài có thẩm quyền”.
Sở dĩ có tên, cách hiểu khác nhau như vậy là do tranh chấp đầu tư quốc tế được nhìn nhận theo nghĩa rộng hoặc hẹp.
– Ở nghĩa rộng, tranh chấp đầu tư quốc tế tương đối đa dạng, bao gồm những tranh chấp giữa các chủ thể liên quan (nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân) phát sinh trực tiếp từ việc thiết lập, thực hiện, quản lý đầu tư xuyên biên giới quốc gia;
– Ở nghĩa hẹp, tranh chấp đầu tư quốc tế được hiểu là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước. Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước vẫn được hiểu là tranh chấp liên quan hoạt động đầu tư giữa nhà nước nhận đầu tư với nhà đầu tư là cá nhân, pháp nhân đến từ quốc gia khác (nhà đầu tư nước ngoài) phát sinh trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận/hợp đồng đầu tư quốc tế hoặc pháp luật của quốc gia nhận đầu tư. Trong cuốn sách này tranh chấp đầu tư quốc tế được giới hạn ở tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước và việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước (Investor – State Dispute Settlement – ISDS).
3. Đối tượng
Đối tượng của tranh chấp giữa nhà nước nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài là “khoản đầu tư” hợp pháp, được bảo hộ của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ nước nhận đầu tư.
Tuy nhiên, việc hiểu và xác định “khoản đầu tư” nước ngoài khá phức tạp trên thực tế. Trước đây, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu ỏ hình thức mua trái phiếu của các chính phủ nước ngoài, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự phát triển của các công ty đa quốc gia, thì khoản đầu tư nước ngoài chủ yếu ở hình thức tài sản đầu tư trực tiếp. Theo OECD: Dispute Settlement Provisions in International Investment Agreements: A Large Sample Survey, OECD Working Papers on International Invesment 2012/02, Paris, 2012, p.15 cung cấp thông tin. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, cùng với việc mở rộng phạm vi các tranh chấp được sử dụng cơ chế ISDS, các khoản đầu tư nưóc ngoài được bảo hộ tại quốc gia nhận đầu tư ngày càng đa dạng, theo đó, “khoản đầu tư” có thể bao gồm tiền, tài sản, cổ phần, phần vốn góp, quyền tài sản hoặc quyền kinh doanh hoặc các lợi ích vật chất khác trên lãnh thổ nước nhận đầu tư mà nhà đầu tư nưốc ngoài có quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Theo khoản 1 Điều 1 Hiệp định đầu tư song phương (BIT) giữa Cộng hòa Pháp và Mêxicô ký năm 1998 (có hiệu lực năm 2000), “khoản đầu tư” là mọi tài sản, cũng như hàng hóa, quyển và lợi ích, bao gồm quyền về tài sản có được hoặc sử dụng vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích kinh doanh khác.
Đọc thêm:
Ý nghĩa của việc quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;
Danh mục ngành nghề kinh doanh
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về một số quy định pháp luật đối với vấn đền nêu trên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!