Ngày nay, việc kinh doanh cũng như các hoạt động của con người đang ngày càng phát triển, cùng với đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã đẩy mức trao đổi thông tin lên mức cực đại. Quay trở lại quá khứ, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một việc chưa được xem trọng vì mức độ cạnh tranh còn chưa cao và hơn nữa là khó thực thi. Trong thời đại 4.0 tiến tới 5.0 việc tìm hiểu và nhu cầu về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ngày càng tăng cao. Vì lý do đó, trong bài viết này Luật Bạch Long sẽ cung cấp cho bạn những cái nhìn tổng quan nhất về “kiểu dáng công nghiệp”, kính mong quý độc giả sẽ có thêm những kiến thức cho bản thân mình, xin chân thành cảm ơn!
ĐỌC THÊM:
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Các thông tin cơ bản về kiểu dáng công nghiệp
Chính sách Bảo Mật Thông Tin Khách Hàng
Tác giải kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký sẽ có những quyền cơ bản gì?
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người trức tiếp sáng tạo ra KDCN, tong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra KDCN thì họ là đồng tác giả.
Tác giả hoặc các đồng tác giả kiểu dáng công nghiệp sẽ được hưởng những quyền như sau:
Thứ nhất, được ghi tên với danh nghĩa là tác gải trong Bằng độc quyền KDCN, trong sổ đăng ký quốc gia về KDCN và trong các tài liệu công bố, giới thiệu về KDCN, đây được coi như mội yếu tố về tinh thần và cũng là cơ sở pháp lý chặt chẽ khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, nhận thù lao của chủ sở hữu KDCN theo quy định khi KDCN được sử dụng, đây được coi như là quyền tài sản đối với chủ sở hữu.
Thứ ba, được quyền chuyển giao hoặc để kế thừa quyền tài sản và quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện nêu trên cho người khác theo quy định của pháp luật.
Vậy Chủ sở hữu công nghiệp thì có những quyền gì?
Thứ nhất, sử dụng kiểu dáng công nghiệp
Thứ hai, cho phép người khác sử dụng KDCN (chuyển quyền sử dụng KDCN để đổi lấy lợi ích vật chất).
Thứ tư, ngăn cấm người khác sử dụng KDCN của mình.
Chủ sở hữu KDCN có thể chuyển giao hoặc thừa kế quyền sở hữu KDCN ủa mình cho người khác theo quy định của pháp luật.
Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là quyền khai thác kiểu dáng công nghiêp jdưới cá hình thức sau:
Thứ nhất, sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ
Thứ hai, đưa vào lưu thông quảng cáo, chào hàng,… Tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ.
Thứ ba, nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ.
Chủ sở kiểu dáng công nghiệp sẽ phải làm gì để bảo vệ kiểu dáng được đăng ký?
Để bảo vệ KDCN đã đăng ký của mình, chủ sở hữu cần phải có các biện pháp kiểm soát, theo dõi để phát hiện nếu có người khác sử dụng trái phép KDCN giống hệt hoặc không khác biệt đáng kể với KDCN của mình trên thị trường.
Trong trường hợp phát hiện có hành vi xâm phạm KDCN đang được đăng ký bảo hộ của mình, chủ sở hữu cần yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc bồi thường thiệt hại, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ sở hữu cũng cần phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật kể trên bằng cách tố cáo, cung cấp các thông tin, chứng cứ trung thức, chính xác về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Trên đây là vài viết của Luật Bạch Long về “kiểu dáng công nghiệp”, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929 or 096. 234. 2098
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 or 096.234.2098 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!