Chó là những vật nuôi phổ biến không chỉ trong các gia đình Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, người ta rất chú trọng về việc nuôi chó nhưng đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi khác. Ví dụ như ở Anh có hẳn một đạo luật về kiểm soát chó, trong đó yêu cầu tất cả các chủ nuôi phải mang chó đến các cơ sở để gắn microchip – một phương pháp lưu giữ thông tin và theo dõi chó hiện đại. Hay như tại Mỹ, hầu hết mọi tiểu bang, thành phố và các khu vực đều cấp thẻ căn cước cá nhân cho những chú chó. Những việc đó đều nhằm mục đích theo dõi thời gian hiệu lực của các vacxin phòng dại cũng như phòng các bệnh gây nguy hiểm ở chó. Nghĩa là chỉ có những chú chó đảm bảo sức khỏe mới được “công nhận” và được tự do ra đường. Ở Việt Nam cũng có các quy định để nhằm đảm bảo an toàn cho chó, người cũng như vậy nuôi khác, nhưng không phải ai cũng biết đến những quy định của pháp luật đối với loại vật nuôi này. Công ty Luật TNHH Bạch Long sẽ đưa ra một số tư vấn một số quy định về nuôi chó tại Việt Nam thông qua bài viết sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
2. Nội dung tư vấn:
– Tại Điều 66 Luật chăn nuôi năm 2018 có quy định:
“Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Như vậy theo quy định yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở.
Bên cạnh đó phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh và bồi thường thiệt hại khi chó méo tấn công, gây thiệt hại.
– Tại Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
– Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Tiểu mục 2 Nghị định 90/2017/NĐ-CP có quy định:
“Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
…”
Như vậy đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đối với hành vi không tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Đọc thêm: Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật tại Việt Nam
Vật nuôi gây tổn hại đến sức khỏe/chết người thì chủ vật nuôi có phải chịu trách nhiệm không?
Không gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ có thể bị phạt đến 5 triệu đồng?
Trên đây là tư vấn của Luật Bạch Long về các quy định xử phạt liên quan đến một số quy định về nuôi chó tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!