Những ngày qua rất nhiều kế toán doanh nghiệp thắc mắc về mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2018 (BHXH) bắt buộc từ ngày 01/01/2018 sẽ được thực hiện như thế nào?
Về vấn đề này Công ty Luật TNHH Bạch Long xin được giải đáp như sau:
Khi mức lương tối thiểu vùng bắt đầu tăng từ đầu năm 2018. Kéo theo đó mức đóng BHXH của người lao động cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể.
1. Văn bản quy định mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2018
Quyết định số 959/QĐ-BHXH đã được thay thế bằng Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2017. Điểm thay đổi lớn nhất Quyết định số 595/QĐ-BHXH là:
– Về mức đóng BHXH DN đóng 17% vào quỹ BHXH
– DN cần phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ là 0,5% kể từ ngày 1/6/2017 (điều 22 của QĐ 595). Không còn là đóng 1% trên tiền lương đóng BHXH của người lao động như ngày 1/6/2017 trở về trước nữa.
– Mức đóng BHYT(3%) và BHTN(1%) không thay đổi (Điều 14, Điều 18)
Căn cứ vào Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 105/2014/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP thì mức đóng BHXH bắt buộc {đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT-TT). Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)}. Áp dụng từ ngày 01/01/2018 được thực hiện theo bảng dưới đây.
Doanh nghiệp đóng | Người lao động đóng | ||||||||
BHXH | BHYT | BHTN | BHXH | BHYT | BHTN | ||||
HT-TT | ÔĐ – TS | TNLĐ – BNN | HT-TT | ÔD- TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 0.5% | 3% | 3% | 1% | 8% | – | – | 1.5% | 1% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% | |||||||||
(Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BH X Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm) |
Chú ý:
+ BH TNLĐ – BNN: là bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ BH tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp thì tỷ lệ trích nộp hay cũng chính là mức đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp đối với người sử dụng lao động sẽ giảm từ 1% xuống còn 0.5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Ngoài các khoản trích về bảo hiểm bắt buộc nêu trên doanh nghiệp còn phải đóng thêm kinh phí công đoàn cho Liên Đoàn Lao Động Quận/Huyện. Mức đóng kinh phí công đoàn = 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP). 2% kinh phí công đoàn này, doanh nghiệp phải đóng tất. Người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng nếu người lao động tham gia công đoàn sẽ phải đóng đoàn phí
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2018
2.1. Đối với doanh nghiệp
Từ ngày 01/01/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định. (Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH) và các khoản bổ sung khác theo quy định. (Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.)
2.1.1. Tiền lương tham gia bảo hiểm
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2018. (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018)
VÙNG | Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 (áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) |
Vùng 1 | 3.980.000 đồng/tháng |
Vùng 2 | 3.530.000 đồng/tháng |
Vùng 3 | 3.090.000 đồng/tháng |
Vùng 4 | 2.760.000 đồng/tháng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo nghị định 141/2017/NĐ-CP.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. (Tức là: BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung. BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng).
2.1.2. Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung
Hiện tại, mức lương tối thiểu chung hiện nay là: 1.300.000 đồng/tháng theo Thông tư 02/2017/TT-BNV Hướng dẫn tăng lương từ 01/7/2017 theo Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2016.(Trước ngày 01/7/2017, mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng được quy định tại Nghị định 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ – áp dụng từ ngày 01/5/2016. Nhưng kể từ ngày 1/7/2018 mức lương tối thiểu chung sẽ được tăng lên thành 1.390.000đ/tháng. Theo Quyết định 1916/QĐ-TTg về việc giao dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018.).
2.1.3 Mức lương cao nhất để tham gia từng loại bảo hiểm
Loại bảo hiểm | Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm theo thời điểm | |
Áp dụng từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 30/6/2018 | Áp dụng từ ngày 1/7/2018 | |
BHXH và BHYT | = 20 * 1.300.000 = 26.000.000 | = 20 * 1.390.00 = 27.800.000 |
BHTN | = 20 * “Mức lương tối thiểu của từng vùng” |
2.1.4. Mức lương thấp nhất để đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN năm 2018
Doanh nghiệp Thuộc Vùng | Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) | |
Đối với lao động chưa qua học nghề (làm công việc giản đơn nhất) | Đối với lao động đã qua học nghề (Phải cộng thêm 7%) | |
Vùng 1 | 3.980.000 | 4.258.600 |
Vùng 2 | 3.530.000 | 3.777.100 |
Vùng 3 | 3.090.000 | 3.306.300 |
Vùng 4 | 2.760.000 | 2.953.200 |
Chú ý: Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
2.1.5. Mức lương thỏa thuận trên HĐLĐ
Ngày 16/11/2015 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động (Có hiệu từ ngày 01/01/2016). Tại điều 4 của TT 47 Có quy định về Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động như sau:
– Mức lương: người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán. Thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán. Còn mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.
– Phụ cấp theo lương: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, các khoản phụ cấp lương về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp
Tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. (Bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương).
3.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
3.1.1. Người lao động
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn. HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ. Hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
– Cán bộ, công chức, viên chức, Công nhân quốc phòng, công nhân công an theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động. Hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. (Thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
3.1.2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Chú ý:
– Người lao động làm việc tại nhiều doanh nghiệp có từ 2 HĐLĐ trở lên. Thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ ký đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
– Trường hợp người lao động ký HĐLĐ với nhiều người DN mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi. Thì DN nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động. Nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
– Phương thức đóng BHXH (Điều 87 của Quyết định 595/QĐ-BHXH)
3.2. Đóng hàng tháng
Chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng. DN trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Chú ý:
Khi lập ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền đơn vị phải ghi đầy đủ 3 tiêu chí: tên đơn vị, mã đơn vị tham gia BHXH, nội dung nộp tiền.
3.2.1. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
3.2.2. Đóng theo địa bàn
– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.
4. Trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc:
– Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương. Thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH. Thì không phải đóng BHXH bắt buộc nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH. Không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Đóng BHXH chính là quyền lợi của người lao động, mong các doanh nghiệp sẽ tham gia đóng BHXH đầy đủ đúng trách nhiệm của mình. Vì Theo Điều 216 Bộ luật hình sự (sửa đổi) quy định người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội. Thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù 2-7 năm.
Trên đây là những tư vấn pháp lý của Công ty Luật TNHH Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp Luật sư Long Xuân Thi
+84 – 097866929
Email: Luatbachlong@gmail.com