Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự. Để quá trình này diễn ra một cách công bằng và minh bạch thì không thể không thể kể tới vai trò của một số cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Những người này được gọi là người tiến hành tố tụng dân sự. Trong bài viết này Luật Bạch Long xin gửi tới quý vị bài viết về vấn đề “Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự”, bài viết sẽ chia làm 03 phần để dễ theo dõi hơn.
ĐỌC THÊM:
Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (p1)
Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (p3)
Hạn chế trong quy định về người tiến hành Tố tụng Dân sự
d) Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên là chức danh tư pháp hoàn toàn mới trong nhành tòa án được ghi nhận cụ thể lại Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014. Trong TTDS, Điều 50 BLTTDS 2015 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm tra viên như sau:
Một là, thẩm tra hồ sơ VVDS. Là thủ tục đặc biệt trong TTDS, Giám đốc thẩm và tái thẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình giải quyết các VVDS. Do đó, việc thẩm tra hồ sơ VVDS theo các thủ tục này của Thẩm tra viên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, toàn diện, tuân thủ quy định pháp luật. Sau khi tiến hành thẩm tra, Thẩm tra viên phải có kết luận về việc thẩm tra, rồi từ đó báo áo kết quả thẩm tra và đề xuất phương án giải quyết VVDS với Chánh án Tòa án. Nhận thấy, trong giai đoạn này, thẩm tra viên phải làm việc độv lập, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào khi đề xuất phương án.
Hai là, thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến VVDS. Đối với giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ. Khi Thẩm tra viên tiến hành biện pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết VVDS thì Tòa án phải ra quyết định và nêu rõ lý do, yêu cầu của Tòa án (Khoản 4 Điều 97 BLTTDS 2015).
e) Thư ký toà án.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thứ ký toà án so với BLTTDS 2004 thì hầu như không có gì thay đổi, chỉ có bổ sung thêm quy định về việc ghi biên bản trong các phiên họp như đối với phiên họp hỉai quyết việc dân sự, Thứ ký toà án ghi biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng như lời khai của đương sự, người làm chứng. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015, trong quá trình giải quyết VVDS, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ chính là ghi biên bản phiên tòa, phiên họp và biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng. Ngoài ra, Thư ký Tòa án còn hỗ trợ Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ thể hiện ở quá trình thành lập các biện bản xác minh, biên bản làm việc,… theo yêu cầu của Thẩm phán.
Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước và tại phiên tòa: Trước khi mở phiên tòa, Thư ký Tòa án thực hiện các công việc ủy quyền của Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ khi đương sự yêu cầu. Bên cạnh đó, Thư ký Tòa án chuẩn bị các công việc nghiệp vụ cần thiết cho việc mở phiên tòa như liên hệ mời HTND và sắp xếp thời gian, địa điểm HTND nghiên cứu hồ sơ vụ án,… Tại phiên tòa, Thư ký Tòa án sẽ kiểm tra và báo cáo sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên tòa và phổ biến nội quy phiên tòa cho những người tham gia phiên tòa được biết. Bên cạnh đó sẽ thực hiện các công việc theo sự điều kiện của Chủ tọa phiên tòa. Khi phát hiện có hiện tượng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử, Thư ký sẽ báo cáo với chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, còn tiếp nhận và chuyển tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu của Thẩm phán.
f) Viện trưởng viện kiểm sát.
Đây là người đứng đầu VKS, tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý một đơn vị VKS. BLTTDS 2015 đã bộ sung thêm một số quy định về viện trưởng VKS như sau. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS: Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS, tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết dân sự và thông báo cho Toà án. BLTTDS 2015 cũng không có nhiều thay đổi về quy định quyền hạn của Viện trưởng VKS, chủ yếu là người quản lý chung nhân lực, tức là khi chỉ kiểm sát việc giải quyết đó chứ hầu như không trực tiếp tiến hành các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự.
Khoản 2 Điều 57 BLTTDS 2015 quy định: “Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, trừ quyền quyết định kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm”. Như vậy, theo quy định của BLTTDS 2015, chỉ Viện trưởng mới có thẩm quyền ký quyết định kháng nghị, quy định này gây khó khăn cho công tác kháng nghị của VKS vì thời hạn kháng nghị ngắn (07 ngày đối với quyết định, 15 ngày đối với bản án của Tòa án cùng cấp; 10 ngày đối với quyết định; 30 ngày đối với bản án của Tòa án cấp dưới) và còn phụ thuộc vào việc chuyển bản án của VKS cấp huyện, việc chuyển hồ sơ của tòa án cấp sơ thẩm cho Viện kiểm sát có thẩm quyền ban hành kháng nghị; trong khi đồng chí Viện trưởng VKS cấp tỉnh rất bận rộn và thường xuyên đi công tác, nên có thể xảy ra trường hợp thời hạn kháng nghị sắp hết nhưng đồng chí Viện trưởng đi công tác không thể ký kháng nghị thì đơn vị phải giải quyết thế nào? Nếu Phó Viện trưởng được ủy quyền ký thì lại vi phạm quy định tại Điều 57 BLTTDS 2015 và Tòa án có cơ sở để không chấp nhận kháng nghị do VKS vi phạm thẩm quyền ban hành kháng nghị.
g) Kiểm sát viên.
Chính vì lẽ trên, kiểm sát viên là người sẽ tham gia ngay từ đầu và trực tiếp vào những vụ án cũng như vụ việc dân sự. Ở BLTTDS 2004 những quy định về kiểm sát viên còn chung chung chưa đề cập tới cụ thể ví dụ như chỉ quy định là kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự giải quyết. việc dân sự của Toà án thì BLTTDS 2015 đã quy định chi tiết hơn “kiểm sát” đây là kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. Quy định như vậy sẽ làm nổi bật lên vai trò và vị của kiểm sát viên trong suốt quá trình chứ không để xảy ra tình trạng lơ mơ không biết mình phải làm chính xác những gì.
Tiếp tới là tăng cường để kiểm sát viên có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, giúp kiểm sát viên không chỉ kiểm sát hoạt động giải quyết vụ việc dân sự mà còn kiểm sát cả những người tham gia tố tụng, trường hợp nếu người tham gia tố tụng có hành vi không đúng thì có thể yêu cầu, đề nghị để có hướng giải quyết .
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 232, Khoản 1 Điều 296, Khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015 “Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm”. Quy định này gây khó khăn trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự vì việc phân công Kiểm sát viên kiểm sát giải quyết vụ án và tham gia phiên tòa được thực hiện khi Tòa án gửi thông báo thụ lý vụ án, hơn nữa quyết định đưa vụ án ra xét xử thời gian nào là do Thẩm phán chủ động quyết định nên thực tế xảy nhiều trường hợp một Kiểm sát viên có 02 hoặc nhiều vụ án cùng lên lịch xét xử cùng một thời điểm, hoặc cũng có trường hợp tuy lịch xét xử Tòa án không trùng nhưng do vụ án kéo dài nhiều ngày dẫn đến trùng với thời gian xét xử của vụ án khác mà không có kiểm sát viên dự khuyết, hoặc đến ngày xét xử Kiểm sát viên được phân công ốm không thể tham gia phiên tòa, trong những trường hợp này Kiểm sát viên không tham gia được phiên tòa, việc ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không thực hiện được và nhiều lý do khác nữa. Do đó, Viện kiểm sát không thực hiện được việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa.
h) Thẩm tra viên.
Để phù hợp với Hiến pháp 2013 và tạo sự thống nhất truong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm Thẩm tra viên làm người tiến hành tố tụng, giúp cho việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thuận lợi, việc giải quyết các VVDS được đảm bảo. Kiểm tra viên chủ yếu là giúp việc vho Kiểm sát viên như sẽ phải nghiên cứu hồ sư vự việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát Viên sau đó là lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát và ngang bằng so với Thẩm tra viên của cơ quan Toà Án.
Trên đây là những ý kiến của Luật Bạch Long, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:
Công ty Luật TNHH Bạch Long
Địa chỉ: số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0975.866.929
Email: luatbachlong@gmail.com
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!